Những dòng sông tự kể: Nơi Kỳ Cùng rời đất Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Điểm cuối cùng trước khi chảy sang Trung Quốc, sông Kỳ Cùng lưu luyến uốn lượn khắp núi đồi, đồng ruộng, thôn xóm ở thôn Pắc Lạn, xã Đào Viên, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn với cảnh “trên bến dưới thuyền” như một sự tri ân mảnh đất đã đồng hành, nuôi dưỡng với bao câu chuyện vui buồn nơi xứ Lạng.
Bình yên
Từ Đồn Biên phòng Bình Nghi, chúng tôi tản bộ xuống bến thuyền nằm bên hữu ngạn sông Kỳ Cùng, thuộc địa phận bản Nà Mằn, xã Đào Viên, huyện Tràng Định. Tôi hướng ánh nhìn về khung trời rộng bao la, sông Kỳ Cùng như một dải lụa hồng chầm chậm len lỏi giữa những bãi đá ngầm, men theo các đồi mâm xôi dọc biên giới Việt- Trung. Bến sông có những tán lá cây xanh tươi, nơi có vài chiếc thuyền sắt đang buộc neo trên bờ nằm chờ khách, đợi hàng.

Cửa khẩu Bình Nghi, nơi con sông Kỳ Cùng rời đất Việt. Ảnh: Minh Dân
Cửa khẩu Bình Nghi, nơi con sông Kỳ Cùng rời đất Việt. Ảnh: Minh Dân
Anh Tỉnh, một doanh nhân kinh doanh kho tàng, bến bãi tập kết hàng xuất nhập khẩu ở Bình Nghi đưa chúng tôi dạo quanh một vòng cửa khẩu. Anh chỉ cho thấy những bản làng thấp thoáng sau lũy tre, ruộng ngô rồi nói: Pác Lạn là bản giáp biên, nơi sinh sống của gần 40 hộ dân người dân tộc Tày, Nùng yên bình với những vườn đào, mận và những rừng hồi xanh ngắt.
Theo anh Tỉnh, bến Bình Nghi ngày thường khá yên bình. Ngày trước, khi mang hàng sang Trung Quốc, người dân giáp biên thường mua những chai xì dầu, đạm tương, rau xanh mang về thì nay người dân xuôi dòng Kỳ Cùng ra phố huyện ở Tràng Định hoặc “đối lưu”, hàng hóa nhà mình đổi sản vật với anh em láng giềng hoặc tăng gia sản xuất, tự cung tự cấp.
Tôi đứng hồi lâu bên bến Bình Nghi nhìn xuống các thuyền soi bóng, trầm lặng trời vùng biên. Từ mé chúng tôi đứng trên đường xuống bến sông phải vượt qua một con dốc cao, dài khoảng một trăm mét. Phía xa xa khói lam chiều tỏa vào mây nước như bức tranh thủy mặc.
Xây dựng quê hương
Chúng tôi gặp Chủ tịch UBND xã Đào Viên Ngọc Mạnh Tiến cùng các cán bộ địa phương đi thăm bản, nắm tình hình an ninh trật tự ở những thôn bản giáp biên giới. Hai bên nhận ra nhau tươi cười, tay mắt mặt mừng. Ông Mạnh cho biết, Đào Viên là xã vùng ba còn gặp nhiều khó khăn, nhất là thời gian bùng phát dịch COVID-19. Hiện nay, toàn xã có 534 hộ với 2.536 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng huyện Tràng Định nên bà con đã học hỏi, cùng nhau phát triển kinh tế hộ gia đình.

Nhân dân và cán bộ, chiến sỹ Biên phòng Bình Nghi chung tay làm đường liên xã. Ảnh: Duy Chiến
Nhân dân và cán bộ, chiến sỹ Biên phòng Bình Nghi chung tay làm đường liên xã. Ảnh: Duy Chiến
“Đào Viên đang có phong trào xây dựng và phát triển nông lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng. Nhiều hộ trồng cây dưới tán như sa nhân, hiện nay có trên 80 ha, trong đó có khoảng 40 ha đã được thu hoạch. Bà con còn tích cực trồng cây hồi, thạch đen đặc sản. Mới đây, người dân bản địa có sản phẩm mật ong rừng tự nhiên, mang hương vị ngọt thanh, bổ dưỡng, đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP. Trong toàn xã có 220 hộ với 600 tổ mật ong được bán sang Trung Quốc hoặc tiêu thụ trong nước với giá từ 200 nghìn đến 250 nghìn đồng/chai. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, có gia đình đã có của ăn, của để, mua sắm các thiết bị truyền thông, nghe nhìn, qua đó nâng cao dân trí cũng như học tập được nhiều bài học, kinh nghiệp để tiếp tục nhân rộng mô hình “Vườn- ao- chuồng- đồi rừng”, ông Ngọc Minh Tiến phấn khởi giới thiệu.
Ông Tiến cho biết thêm, mới đây HĐND tỉnh Lạng Sơn và các ban ngành chức năng Lạng Sơn đã đến khảo sát thực hiện dự án trồng phát triển cây mắc ca tại xã Đào Viên. Chủ dự án là công ty Cổ phần Liên Việt Lạng Sơn cam kết sẽ có những cơ chế chính sách ưu đãi về giá của cây giống để người dân dễ dàng tiếp nhận vun trồng, nâng cao hiệu quả của cây mắc ca, góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương.

“Cửa khẩu Bình Nghi cách thành phố Cao Bằng 70 km, cách thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 23 km, theo đường thẳng về hướng Đông Nam. Cửa khẩu ở gần nơi sông Kỳ Cùng chảy ra khỏi đất Việt”. Ông Ngọc Mạnh Tiến, Chủ tịch UBND xã Đào Viên

Chúng tôi đến thăm đồn Biên phòng Bình Nghi. Vị trí của đơn vị đóng quân có phong cảnh hữu tình trên tuyến biên giới tỉnh Lạng Sơn, bởi phía trước đồn là dòng sông Kỳ Cùng uốn lượn xanh mát. Nhưng cũng vì vậy mà các cán bộ, chiến sĩ nơi đây cũng vất vả hơn những nơi khác vì vừa có đường biên trên bộ lẫn đường thủy. Mùa khô còn đỡ, mùa mưa về, nhiều địa bàn biến thành “ốc đảo”, công tác địa bàn của cán bộ, chiến sĩ gặp nhiều khó khăn.
Trung tá Trịnh Đức Tùng, Chính trị viên đồn Biên phòng Bình Nghi chia sẻ: Đơn vị có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 30 km đường biên giới quốc gia, phụ trách địa bàn 2 xã Đào Viên và Tân Minh thuộc huyện Tràng Định. Người dân sinh sống nơi đây chủ yếu là người Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ. Tuy nhận thức còn tương đối hạn chế, nhưng họ rất có ý thức tuân thủ các quy định pháp luật. Chính quyền và người dân đã phối hợp tốt cùng lực lượng Biên phòng tham gia các công việc bảo vệ đường biên, mốc giới.
“Chúng tôi đã tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với nhận thức của người dân. Đơn vị thường xuyên cử cán bộ, chiến sĩ trực tiếp xuống địa bàn thực hiện “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc” với dân bản, giúp họ đưa cây con giống có năng suất chất lượng cao vào sản xuất và từ bỏ các tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới. Từ đó, người dân đã tích cực cùng Bộ đội Biên phòng thực hiện tốt các vấn đề về cư trú, ổn định sản xuất, hôn nhân gia đình, chống đưa đón người xuất, nhập cảnh trái phép, vận chuyển, buôn bán ma túy, pháo nổ…”, Trung tá Tùng nói.
Khi chúng tôi chuẩn bị rời khu vực biên giới, anh Tỉnh tiết lộ bạn anh vừa câu được con cá lớn. Lộc sông Kỳ Cùng cứ vương vít mãi với chúng tôi khi nó chuẩn bị rời đất Việt.
Theo Nguyễn Duy Chiến (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.