Nhức nhối lừa bán lao động qua Campuchia: PV Thanh Niên thâm nhập đường dây lừa bán lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một đầu nậu chuyên đăng thông tin trên mạng xã hội, lừa người lao động từ Việt Nam bán qua Campuchia chia sẻ 'bí quyết': Phải xây dựng hình ảnh là người đẹp trai, xinh gái, để 'con mồi' dễ sập bẫy.
Chỉ cần gửi một số hình ảnh, thông tin cá nhân cho các tài khoản trên mạng xã hội, chúng tôi liền được chủ tài khoản kết nối với tài xế, người có nhiệm vụ chở người lao động từ TP.HCM đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh).
Với hàng loạt tài khoản đăng nội dung quảng cáo “việc nhẹ lương cao” trên các mạng xã hội Zalo, Facebook, chúng tôi chỉ cần liên hệ, nhắn tin trao đổi với các tài khoản này, thì sẽ được kết nối với một đầu nậu chuyên nhận nhiệm vụ chở “con mồi” từ TP.HCM qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (viết tắt Mộc Bài), trước khi vượt biên trái phép qua Campuchia.

PV Thanh Niên vào vai người lao động, lên ô tô để tài xế chở lên cửa khẩu Mộc Bài qua Campuchia
PV Thanh Niên vào vai người lao động, lên ô tô để tài xế chở lên cửa khẩu Mộc Bài qua Campuchia
Lộ diện chân rết đường dây lừa bán lao động
Từ những thông tin nạn nhân chia sẻ, PV Thanh Niên phát hiện có rất nhiều hội nhóm trên mạng xã hội Facebook chuyên đăng thông tin tuyển lao động “việc nhẹ lương cao” qua Campuchia làm việc. Điển hình như nhóm “Hội người Việt tại Campuchia - Việc làm Campuchia” (gần 17.500 thành viên), “Cộng đồng người Việt tại Campuchia (hơn 40.000 thành viên)”, “Hội giao lưu người Việt ở Campuchia” (gần 30.000 thành viên)…
“Bên mình đang cần tuyển gấp nhân viên chăm sóc khách hàng: không yêu cầu bằng cấp. Lương từ 25 - 40 triệu đồng + hoa hồng; ở ký túc xá; mỗi tháng được lãnh 4,5 triệu đồng tiền cơm; chưa được đào tạo sẽ được đào tạo miễn phí. Công ty bên Campuchia ạ, khu hai con voi cách cửa khẩu Mộc Bài tầm 300 m; không thu bất cứ phí gì, trực tiếp phỏng vấn đậu đi làm ngay, cần thì nhắn tin cho mình”, tài khoản Miêu Lỳ quảng cáo trong nhóm “Hội người Việt tại Campuchia - Việc làm Campuchia” trên mạng xã hội Facebook.
Trung tuần một ngày tháng 6, thông qua mạng xã hội Facebook, chúng tôi liên hệ với người đàn ông tên Bình để hỏi về việc qua Campuchia làm việc, thì người này khẳng định mình không mua bán người, chỉ là “tuyển giúp công ty”. Người lao động chỉ cần biết sử dụng máy tính để hướng dẫn khách hàng dùng ứng dụng của công ty là có ngay mức lương 18 triệu đồng/tháng. Để tạo lòng tin, người này còn chụp hình phòng làm việc với hàng trăm người ngồi trên máy tính, mỗi dãy máy đều có quản lý đi lại phía sau.

Tài xế đến chở người lao động tới cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh), trước khi bị bán qua Campuchia. Ảnh: Thanh Niên
Tài xế đến chở người lao động tới cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh), trước khi bị bán qua Campuchia. Ảnh: Thanh Niên
Ngày 12.6, chúng tôi liên hệ với người đàn ông tự xưng tên Toàn, sống tại Campuchia, giới thiệu mình chuyên đưa người Việt vượt biên trái phép sang nước này để làm việc trong các sòng bạc do người Trung Quốc làm chủ. Toàn cho biết chỉ cần gõ bàn phím nhanh, dẻo miệng là đủ điều kiện ứng tuyển, lương khởi điểm trên 17 triệu đồng/tháng, ăn ở tại khách sạn.
Khi PV hỏi đi bằng cách nào thì Toàn cho biết sẽ cho người rước ngay vì có sẵn “tay chân” ở TP.HCM. Sau đó, người này yêu cầu “con mồi” cung cấp số điện thoại, số CMND, ảnh chân dung và địa chỉ để xe đến đón. “Mọi chi phí đi đường công ty sẽ lo hết, mình không tốn đồng nào”, Toàn chào mời. Nhiều ngày sau đó, người này liên tục gọi điện qua video quay cảnh ăn ở tại khách sạn hạng sang, có hồ bơi và hối thúc chúng tôi nhanh chóng qua Campuchia làm việc.
“Đi đường tiểu ngạch thì không cần hộ chiếu, anh sẽ cho xe rước em từ TP.HCM qua thẳng bên này luôn, hôm qua anh vừa rước 1 thằng em qua xong. Phải sử dụng máy tính giỏi, chát chít nhanh với nhiều người cùng một lúc để gạ gẫm, lừa người ta đầu tư tài chính, chơi game”, Toàn hướng dẫn.
PV hỏi chi phí qua Campuchia bao nhiêu, Toàn trả lời: “Công ty sẽ bỏ tiền ra lo cho em qua bên này trước, nhưng em phải làm được việc trong vòng 6 tháng, còn không thì phải bồi thường hợp đồng tầm… 50 triệu đồng. Mới vừa rồi có 2 thằng em ngoài Bắc Giang làm ở đây, không thích làm nữa đòi về, gia đình phải gửi tiền chuộc mỗi đứa hơn 1.000 USD”.

Thông tin quảng cáo “việc nhẹ, lương cao” trên mạng xã hội Facebook khi qua Campuchia làm việc
Thông tin quảng cáo “việc nhẹ, lương cao” trên mạng xã hội Facebook khi qua Campuchia làm việc
Chạm mặt tài xế chở người lao động đến biên giới
Ngày 13.6, PV Thanh Niên liên hệ với Lê Na (khoảng 20 tuổi) qua mạng xã hội Zalo để qua Campuchia làm “việc nhẹ, lương cao”. PV được Na cho biết công việc tại Campuchia liên quan đến game. “Công việc chỉ là chăm sóc và tư vấn cho khách hàng. Hướng dẫn cho khách tham gia vào game, công việc cụ thể sẽ được đào tạo. Lương từ 17 - 30 triệu đồng (cộng thêm % hoa hồng); công ty bao ăn ở; mỗi tháng được nghỉ 4 ngày chủ nhật”, Na chào mời. Sau khi cung cấp một số hình ảnh, thông tin cá nhân, Na gửi cho chúng tôi số điện thoại của người đàn ông tên Hiếu, nói ngày mai Hiếu sẽ đến đón chúng tôi tại TP.HCM. “Anh cứ gọi điện nói là nhân viên của Lê Na, tài xế Hiếu sẽ đón anh tận nơi, rồi chở đến Mộc Bài”, Na hướng dẫn. Theo quan sát của chúng tôi, Lê Na đăng hàng chục tấm ảnh các nạn nhân bị sập bẫy, lừa bán qua Campuchia nhằm tạo sự tin tưởng với các “con mồi” tiềm năng khác.

Xây dựng hình ảnh để “con mồi” dễ sập bẫy

Một đầu nậu chuyên đăng thông tin trên mạng xã hội, lừa người lao động từ Việt Nam bán qua Campuchia chia sẻ về “bí quyết” dành cho người làm việc tại nước này: “Làm cái này phải rành về máy tính; chát chít nhanh với nhiều người cùng lúc để tán tỉnh, gạ gẫm, lừa người ta đầu tư tài chính, chơi game. Phải lập các tài khoản ảo, tải các hình ảnh trai xinh gái đẹp trên mạng, xây dựng hình ảnh là người… đẹp trai, xinh gái, con nhà giàu có, nhằm tạo uy tín để “con mồi” dễ sập bẫy”.

Sau đó, chúng tôi liên lạc với Hiếu qua số 09774997xx, hẹn trưa 14.6 đến đón chúng tôi tại một địa chỉ trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3, TP.HCM). Đến giờ hẹn, nam tài xế (khoảng 35 tuổi) chạy ô tô BS 70A-219.xx đến đón chúng tôi nhằm đưa đến Mộc Bài để vượt biên trái phép qua Campuchia. “Giờ đi xuống khoảng 2 tiếng là tới nơi. Tới đó sẽ được nhóm người khác có nhiệm vụ đưa vượt biên qua Campuchia bằng xe khác”, nam tài xế nói. “Qua Campuchia làm trong sòng bạc của Trung Quốc hả?”, chúng tôi hỏi sau khi lên ô tô. Nam tài xế trả lời: “Cũng tùy à, có khi em làm cho tụi Hải Phòng mới mở mấy cái game online ở trên biển”. PV tỏ ra lo lắng, sợ bị đánh đập, bắt đưa tiền chuộc cả trăm triệu đồng, nam tài xế đáp: “Cái đó là trường hợp em bị bán đó. Mà em có hỏi nó cho làm ở đâu không? Nói chung nếu làm vòng vòng ở Mộc Bài thì đỡ, còn nó đưa ra biển làm thì khó nói lắm… Anh chỉ đảm nhận nhiệm vụ chở người từ TP.HCM đến đường biên giới Việt Nam - Campuchia, còn các khâu khác không được biết, không rành về công việc của bên phía Campuchia”. Trên đường đi do lo ngại gặp rắc rối đến pháp luật nếu vượt biên trái phép, chúng tôi viện lý do sợ bị bán nên đề nghị xuống xe, tuy nhiên tài xế cự tuyệt. Sau khi chúng tôi phản ứng quyết liệt thì tài xế này mới chịu dừng xe...
PV Thanh Niên tiếp tục liên lạc với đầu nậu khác tên Hùng, thì cũng được người này điều lính đến rước tận nơi. Khoảng 15 giờ ngày 14.6, tài xế lái ô tô BS 70A-358.xx có mặt tại điểm hẹn (Q.5, TP.HCM) để đón chúng tôi. “Nghe người ta nói đây là đường dây mua bán lao động hả?”, PV hỏi. Nam thanh niên (khoảng 25 tuổi) đang ngồi trên ô tô lập tức trấn an: “Qua đó lao động thì phải đi làm thôi. Qua đi làm chứ đi chơi đâu mà sợ. Qua bên đó có công ty rồi đi làm bình thường thôi chứ có gì đâu mà sợ. Nói là Campuchia nhưng chỗ làm nằm gần ngay cửa khẩu Việt Nam - Campuchia chứ có đi xa đâu…”. Cũng viện với lý do như trên, chúng tôi xuống xe trước khi bị đưa đến vùng biên bán sang Campuchia. (còn tiếp)
Theo Trác Rin - Trần Duy Khánh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.