Người trẻ bảo vệ rừng già

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau hơn 40 năm, tổng cộng 75 hầm vàng ở giữa lõi Vườn quốc gia Sông Thanh mới được chính quyền Quảng Nam mạnh tay, kiên quyết đánh sập. Để bảo vệ rừng, giữ thành quả, những thành viên trẻ của đội bảo vệ rừng thuộc Vườn quốc gia Sông Thanh được “ém quân” dựng lán trại, tuần tra, ăn ngủ giữ rừng, ngăn “vàng tặc”.
Xóa sổ những “lãnh địa” vàng
Từ lâu, lên Nam Giang (Quảng Nam) nhắc đến những bãi vàng ở Khe Tà Vạt, Thạnh Mỹ 1, Thạnh Mỹ 2, người dân bản địa và cán bộ địa phương đều ám ảnh bởi đây là những vùng biệt lập giữa núi rừng, là “thánh địa” riêng của giới làm vàng, giang hồ khét tiếng. Những cuộc thanh trừng tranh giành hầm mỏ, bờ bãi làm vàng đẫm máu. Cùng với đó, nạn mại dâm, ma túy, vũ khí “nóng” khiến người dân khiếp sợ, không ai dám bén mảng đến gần các lán trại, hầm lò.

Tuần tra bảo vệ rừng ở bãi vàng khe Tà Vạt giữa vùng lõi rừng Sông Thanh. Ảnh: Nguyễn Thành
Tuần tra bảo vệ rừng ở bãi vàng khe Tà Vạt giữa vùng lõi rừng Sông Thanh. Ảnh: Nguyễn Thành
Ông Đinh Văn Hồng, Phó giám đốc Ban quản lý (BQL) Vườn quốc gia Sông Thanh cho biết: “Gọi những bãi vàng này là tụ điểm tội phạm cũng không sai bởi ở đó cao điểm có đến hàng trăm người tứ xứ, đủ thành phần. Giết người, trốn truy nã đều về đây lẩn trốn và làm cai vàng, đầu nậu. Nhiều tội phạm khét tiếng, đặc biệt nguy hiểm từng được phát hiện, bắt giữ tại các bãi vàng này”.

“Góp sức trẻ để giữ rừng quê hương là rất tự hào. Vất vả, gian nan luyện ý chí của tuổi trẻ. Để rừng Sông Thanh mãi xanh, anh em luôn động viên nhau cùng cố gắng, để gắn bó với công việc giữ rừng thầm lặng này”.

Bhnước Nam
Những bãi vàng ở vùng lõi rừng sông Thanh hình thành và hoạt động hơn 40 năm qua, chính quyền huyện Nam Giang cùng lực lượng chức năng đã tổ chức vô số các đợt truy quét nhưng không đạt hiệu quả. Huy động quân vào đẩy đuổi, phá máy móc làm vàng, nhưng khi lực lượng chức năng rút ra thì đâu lại vào đó. Trong khi, ngân sách hằng năm chi cho các đợt truy quét không hề nhỏ. Nhùng nhằng mãi, cuối cùng tỉnh quyết định “đánh” một trận lớn, để dứt điểm nỗi lo canh cánh hơn 40 năm qua. Đó là vào cuối tháng 6/2021, được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Vườn Quốc gia Sông Thanh... hơn 6 tấn thuốc nổ được đưa vào để cùng lúc phát nổ đánh sập 75 hầm vàng tại 3 điểm nóng: Khe Tà Vạt, Thạnh Mỹ 1, Thạnh Mỹ 2.
Để vận chuyển 6 tấn thuốc nổ, vượt đường rừng vào các bãi vàng giữa rừng sâu không hề dễ. Hơn 100 người gồm nhiều lực lượng khác nhau được huy động để gùi cõng thuốc nổ, thiết bị vào các bãi vàng. Phải mất 10 ngày liên tục, mới hoàn thành việc vận chuyển. Trước khi nổ, anh em BQL phải trực tiếp chui vào mọi ngóc ngách bên trong những hầm, giếng làm vàng để khảo sát, kiểm tra, nhằm đảm bảo không có phu vàng ẩn trốn bên trong.
Anh Hoàng Ngọc Hùng, Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng Khe Tà Vạt, nhớ lại: Sau khi khảo sát, ký biên bản bàn giao thực địa, lực lượng quân đội mới tiến hành nhồi thuốc, cài mìn vào các hầm vàng. Công việc được tiến hành khẩn trương nhưng cũng rất tỉ mỉ, cẩn thận. Trong 4 ngày liền, những tiếng nổ lớn vang rừng sông Thanh, 75 hầm vàng lần lượt được đánh sập, chấm dứt chuỗi ngày dài dai dẳng với câu chuyện xử lý, truy quét những bãi vàng trái phép.
Để rừng già mãi xanh

Bữa cơm chiều đạm bạc của anh em bảo vệ rừng ở khe Tà Vạt. Ảnh: Nguyễn Thành
Bữa cơm chiều đạm bạc của anh em bảo vệ rừng ở khe Tà Vạt. Ảnh: Nguyễn Thành
Những hầm vàng được đánh sập, cũng là lúc lực lượng bảo vệ rừng của BQL Vườn quốc gia Sông Thanh gánh thêm nhiệm vụ mới. Để duy trì và bảo vệ thành quả, gần 1 năm qua BQL bố trí, cắt cử lực lượng dựng lán trại, cắm quân giữa rừng để canh giữ những bãi vàng, không để “vàng tặc” quay lại phá rừng, đào bới tài nguyên quốc gia.
BQL Vườn quốc gia Sông Thanh đã lập và duy trì tổng cộng 21 chốt trực, mỗi chốt có 10 người. Biên chế, hợp đồng đơn vị có 240 người thì có 210 người thay phiên nhau ăn lán, ngủ rừng. Tất cả đều là con em người dân địa phương, tuổi đời còn rất trẻ.
Từ Khe Vin, ngược lòng hồ thủy điện sông Bung bằng thuyền máy và mất thêm 3 giờ đi bộ, trèo đèo, lội suối, vượt dốc cao chúng tôi mới đặt chân đến Khe Tà Vạt. Sau gần 1 năm, nơi đây màu xanh của cây cỏ đã bao phủ những hầm, giếng vàng sau đánh sập. Nước khe suối nơi đây đã xanh trong trở lại.
Pơ Loong Chương (31 tuổi) thành viên tổ kiểm soát tươi cười ra đón khách. Chàng trai Cơ Tu cao to, vạm vỡ, quê ở xã La Êê (Nam Giang), tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp, được tuyển vào BQL và gắn bó với Tổ kiểm soát khe Tà Vạt đã được 5 năm. Gần 1 năm nay, Chương và 9 anh em khác hàng tuần thay phiên nhau vào đây ở lại, canh gác, tuần tra, bảo vệ rừng.
Chương kể, anh em mỗi ngày đi bộ tuần tra 7 - 8 tiếng đồng hồ là bình thường. Có người sáng không cần đùm cơm mà chỉ mang theo nước uống, đi tuần tra một hơi, đến chiều về lại lán ăn cơm tối, nghỉ ngơi. Những đôi chân đi rừng đã thành quen không còn biết mỏi.
Cuộc sống giữa rừng tạm bợ, hàng ngày sau những giờ tuần tra, kiểm soát anh em lại quay về lán, lấy nước suối để tắm rửa, nấu ăn. Không có sóng điện thoại, chiếc radio là phương tiện giải trí duy nhất của cả tổ 10 người. Đêm, anh em mắc võng ngủ ở lán, bên những hầm lò đánh sập, cạnh những am thờ các phu vàng xấu số.
Prôl Đàn (30 tuổi) quê ở xã Đắc Pre (Nam Giang) tốt nghiệp Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam về BQL đã được 6 năm, là chừng đó thời gian gắn bó với công việc giữ rừng. Một năm qua, Đàn chấp nhận cuộc sống xa gia đình để cùng anh em bám trụ canh giữ khe Tà Vạt. “Toàn đàn ông ở với nhau nên ai cũng rành bếp núc. Nấu nướng là thú vui khi chiều về. Giữa rừng, sau giờ tuần tra anh em chỉ biết nghe đài và trổ tài nấu cho nhau ăn”, Đàn cười nói.
Trẻ nhất trong số anh em ở khe Tà Vạt, Bhnước Nam, người dân tộc Cơ Tu, quê ở xã La Dê. Tốt nghiệp Cao đẳng KTKT Quảng Nam nhưng Nam không xin được việc theo đúng ngành. Được, BQL Vườn quốc gia Sông Thanh tuyển dụng vào làm việc hơn 1 năm nay, cũng là từng đó thời gian Nam gắn bó với lán trại ở bãi vàng khe Tà Vạt. Chàng trai 22 tuổi với nụ cười hiền khô, bộc bạch: một năm vào đây làm nhiệm vụ, ngủ võng đã thành thói quen. Mỗi lần được về nhà với mẹ, lên giường lại không ngủ được, nên phải mắc võng giữa nhà để chợp mắt.
Theo Nguyễn Thành (TPO)

https://tienphong.vn/nguoi-tre-bao-ve-rung-gia-post1441240.tpo

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.