Ấn tượng Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai năm 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 2 ngày 19 và 20-4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) đã diễn ra “Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai lần thứ nhất-năm 2022”. Đây là hoạt động góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn.
 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch tặng cờ lưu niệm cho các đoàn tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai năm 2022.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch tặng cờ lưu niệm cho các đoàn tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai năm 2022.

Ngày hội đã diễn ra các hoạt động sôi nổi như: diễn tấu cồng chiêng, nhạc cụ, hát dân ca, tạc tượng, đan lát, dệt vải… với sự tham gia của 800 nghệ nhân thuộc 16 đoàn đến từ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Ngày hội thể hiện tinh thần, trách nhiệm và tình yêu lớn lao đối với tinh hoa di sản văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số của các nghệ nhân và những người đang góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, nhất là không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.

Đây cũng là dịp để đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai tiếp tục kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa quý báu của cha ông để lại, tạo không khí vui tươi, đoàn kết, động viên đồng bào các dân tộc hăng hái thi đua lao động sản xuất; đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian.

Đoàn nghệ nhân huyện Đak Đoa tham gia trình diễn cồng chiêng lễ hội đâm trâu.
Đoàn nghệ nhân huyện Đak Đoa tham gia trình diễn tiết mục cồng chiêng "Đâm trâu".
Nghệ nhân Ưu tú Rơ Ô Bhung (làng Gôm Gốp, xã Ia Rmok) chia sẻ: Được đến đây tham gia chương trình tôi rất vui. Không chỉ được giao lưu cồng chiêng mà còn được gặp gỡ, kết bạn với cộng đồng dân tộc khác trong tỉnh.
Nghệ nhân Ưu tú Rơ Ô Bhung (bìa phải, làng Gôm Gốp, xã Ia Rmok) chia sẻ: "Được đến đây tham gia chương trình tôi rất vui. Không chỉ được giao lưu cồng chiêng, tôi còn được gặp gỡ, kết bạn với cộng đồng dân tộc khác trong tỉnh".
Các sản phẩm từ nghề đan lát truyền thống do người dân huyện Đak Đoa làm thủ công được trưng bày và bán tại Ngày hội.
Các sản phẩm đan lát truyền thống do người dân huyện Đak Đoa làm thủ công được trưng bày và bán tại Ngày hội.
Nghệ nhân Đinh Ngơn (làng Cuc Tung, xã Tơ Tung, huyện Kbang) thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay qua từng sản phẩm đan lát thủ công.
Nghệ nhân Đinh Ngơn (làng Kuk Tung, xã Tơ Tung, huyện Kbang) thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay qua từng sản phẩm đan lát thủ công.
Đoàn nghệ nhân huyện Krông Pa phục dựng lễ mừng nhà mới
Đoàn nghệ nhân huyện Krông Pa trình diễn phục dựng lễ "Mừng nhà mới".
Nét duyên dáng của các cô gái dân tộc Bahnar huyện Đak Pơ về tham gia ngày hội.
Nét duyên dáng của các cô gái dân tộc Bahnar huyện Đak Pơ về tham gia ngày hội.
Các nghệ nhân tham gia ngày hội được giao lưu, trình diễn cồng chiêng, múa xoang, thể hiện những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc.
Các nghệ nhân tham gia ngày hội được giao lưu, trình diễn cồng chiêng, múa xoang và thể hiện những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc.


ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.