Bước đột phá trong sản xuất cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (viết tắt là VnSAT) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ chính với tổng số vốn khoảng 301 triệu USD, được triển khai trong thời gian 5 năm (2015 - 2020) và được gia hạn đến ngày 30/6/2022. Sau 6 năm hoạt động, dự án đã mang lại bước đột phá trong sản xuất cà phê cho các tỉnh Tây Nguyên.
Đắk Lắk là thủ phủ cà phê của cả nước với gần 210.000 ha, chiếm khoảng 32% diện tích cà phê toàn quốc và 35% diện tích cà phê của vùng Tây Nguyên. Sản phẩm cà phê nhân của tỉnh đã được xuất khẩu đến 58 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Tuy nhiên, việc sản xuất theo quy mô nông hộ khiến loại cây chủ lực này còn phát triển thiếu sự bền vững.
Nhằm thay đổi tư duy, cách thức sản xuất cà phê, từ năm 2015 đến nay dự án VnSAT tập trung hỗ trợ 10 huyện, thị xã, thành phố trồng cà phê của tỉnh với mục tiêu có khoảng 60.000 nông dân được hưởng lợi với 50 tổ chức nông dân (hợp tác xã/tổ hợp tác) được tập huấn, đào tạo áp dụng quy trình canh tác cà phê bền vững. Đến nay, hầu hết các chỉ tiêu của dự án đề ra đã hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, có 64 tổ chức nông dân được hỗ trợ (đạt 128%), hơn 72.000 nông dân được hưởng lợi (đạt 120%), gần 20.000 ha cà phê được áp dụng quy trình canh tác bền vững (đạt 133%).

Thành viên Hợp tác xã Sản xuất nông nghiệp, thương mại và dịch vụ Minh Toàn Lợi (huyện Krông Năng) thu hoạch cà phê.
Thành viên Hợp tác xã Sản xuất nông nghiệp, thương mại và dịch vụ Minh Toàn Lợi (huyện Krông Năng) thu hoạch cà phê.
Theo Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Hoài Dương, dự án VnSAT được WB bố trí nguồn vốn khoảng 1.000 tỷ đồng cho người dân 5 tỉnh Tây Nguyên vay để tái canh cà phê. Trong đó, tỉnh Đắk Lắk có 1.217 hộ được vay 314,72 tỷ đồng để tái canh trên diện tích 2.145,61 ha cà phê. Qua kiểm tra cho thấy, đa số nông dân tham gia dự án đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao như: vườn cây phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao… Các tổ chức, cá nhân sản xuất cà phê vùng dự án đều có sự liên kết với các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê, như: Hợp tác xã (HTX) Ea Kmát - xã Hòa Đông (huyện Krông Pắc) liên kết với Công ty TNHH DAKMAN Việt Nam; HTX Ea Tân (huyện Krông Năng) liên kết với Công ty xuất nhập khẩu 2-9 (SIMEXCO Đắk Lắk); HTX Quyết Tiến (huyện Cư M’gar) liên kết với Công ty Cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đắk Lắk (INEXIM)…
HTX Sản xuất nông nghiệp, thương mại và dịch vụ Minh Toàn Lợi (thôn Giang Minh, xã Ea Púk, huyện Krông Năng) là một trong những đơn vị tham gia dự án VnSAT đầu tiên của tỉnh. Hiện HTX có 227 thành viên, diện tích 360 ha, tổng sản lượng cà phê bình quân hằng năm đạt hơn 1.130 tấn. Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Vũ Đức Quân cho biết, năm 2016, đơn vị tham gia dự án VnSAT, thời gian đầu được các chuyên gia của dự án tổ chức tập huấn kỹ thuật về tái canh cà phê bền vững. Nhờ đó, năng suất cà phê của HTX đạt từ 5 - 6 tấn/ha (sản xuất truyền thống chỉ đạt từ 2 - 3 tấn/ha). Thành viên HTX còn được đào tạo quy trình thu hái quả chín, chế biến ướt sau thu hoạch, từ đó hình thành các chuỗi cà phê bền vững. Không dừng lại ở đó, HTX còn được hỗ trợ xây dựng đường giao thông vào khu sản xuất, sân phơi, nhà kho, trụ sở làm việc...

Chế biến cà phê ướt sau thu hoạch tại Hợp tác xã Sản xuất nông nghiệp, thương mại và dịch vụ Minh Toàn Lợi (huyện Krông Năng).
Chế biến cà phê ướt sau thu hoạch tại Hợp tác xã Sản xuất nông nghiệp, thương mại và dịch vụ Minh Toàn Lợi (huyện Krông Năng).
Tương tự, HTX Sản xuất dịch vụ nông nghiệp Thăng Tiến (thôn 7, xã Hòa An, huyện Krông Pắc) ban đầu chỉ có 74 thành viên tham gia liên kết, với hơn 100 ha. Nhận thấy vào HTX có nhiều lợi ích nên số thành viên tham gia đã tăng lên 273 người, với hơn 310 ha. Ông Lê Tấn Dũng, Giám đốc HTX cho hay, đơn vị tham gia dự án VnSAT từ năm 2015, nhờ đó các thành viên được tập huấn kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt, dự án VnSAT đã tác động đến ý thức bảo vệ môi trường của người dân, đó là hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi. Người dân sử dụng dụng cụ, đồ bảo hộ lao động đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, bảo vệ môi trường sinh thái...
VnSAT vừa mới tổ chức Hội nghị thúc đẩy tiến độ thực hiện hợp phần cà phê và công bố kết quả triển khai hoạt động hạ tầng kỹ thuật cà phê đặc sản, cà phê cảnh quan tại TP. Buôn Ma Thuột dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh. Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng khẳng định: "Được sự hỗ trợ, hướng dẫn của Bộ NN-PTNT và dự án VnSAT, ngành cà phê Đắk Lắk đã có bước phát triển bền vững thành các vùng cảnh quan, vùng cà phê đặc sản. Dự án đã góp phần đưa ngành cà phê của địa phương nói riêng và cả nước nói chung phát triển theo hướng bền vững, từ đó gia tăng sản lượng, chất lượng cà phê, đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và thu nhập cho người dân”.
Thế Hùng (Báo Đắk Lắk)

Có thể bạn quan tâm

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.