Vì sự sống bệnh nhân Covid-19 (*): Niềm tin chiến thắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhìn các cụ già vượt qua lằn ranh sinh tử khỏe mạnh xuất viện, cả mẹ con thai phụ được cứu khiến chúng tôi quên mệt nhọc, lại lao vào làm việc
Sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động, Bệnh viện (BV) Hồi sức Covid-19 TP HCM đã thu dung hơn 3.000 ca nặng và nguy kịch. Trong đó, hơn 50% đã được xuất viện và chuyển giảm độ xuống tầng dưới, còn lại khoảng 700 bệnh nhân (BN) đang điều trị.
Từ tiếng gọi của bệnh nhân
Tại thời điểm đỉnh dịch, Chính phủ, Bộ Y tế và TP HCM đã quyết liệt trong việc thực hiện giãn cách, sát cánh cùng các trung tâm hồi sức, lực lượng tuyến đầu chống dịch, dập dịch nhanh nhất. Đồng thời, đưa ra hướng điều trị F0 trong cộng đồng, phân tầng phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

BS Trần Thanh Linh ( đứng thứ hai từ trái sang) kiểm tra hồ sơ bệnh nhân. Ảnh: Phạm Dũng
BS Trần Thanh Linh ( đứng thứ hai từ trái sang) kiểm tra hồ sơ bệnh nhân. Ảnh: Phạm Dũng
Theo đó, các ca bệnh nặng thu dung ở các nơi bắt đầu giảm và số ca tử vong giảm. Đặc biệt, trong giai đoạn đỉnh điểm của dịch, BV Hồi sức Covid-19 TP HCM mỗi ngày tiếp nhận 70 BN nặng, nguy kịch nhưng hiện con số này giảm còn 40 và đang giảm dần từng ngày. Số BN hồi phục và xuất viện gia tăng.
Để có kết quả này, đội ngũ y tế đã nỗ lực rất lớn cùng với sự đồng lòng hợp sức của nhiều BV từ các địa phương đã cử lực lượng vào hỗ trợ TP HCM. BV Hồi sức Covid-19 TP HCM được huy động nhân lực, vật lực từ khắp nơi về TP HCM. Yếu tố tiên quyết để mang lại thành quả đẩy lùi dịch bệnh là sự quyết tâm của lực lượng y tế, đa phần đội ngũ được chi viện đều rất trẻ, nhiệt huyết với niềm tin dập dịch.
Trong thời gian đầu dịch diễn biến phức tạp, mỗi ngày chứng kiến những cuộc gọi cầu cứu từ khắp nơi hay những ca nặng ra đi, chúng tôi động viên nhau phải trụ vững, không quản ngày đêm, thậm chí không nghĩ về hạnh phúc riêng tư để tiếp nhận và điều trị cho BN hết khả năng.
Trong quá trình làm việc, lực lượng không chuyên hồi sức sẽ được học hỏi, nâng cao về chuyên môn, được trải nghiệm những tình huống mà trong cuộc đời nghề y, họ không có nhiều cơ hội. Qua đó, đội ngũ y, bác sĩ sẽ trưởng thành rất nhiều.
2 lần lỡ hẹn cùng con thổi nến sinh nhật
Suốt 2 tháng qua, lực lượng chỉ huy BV Hồi sức Covid-19 TP HCM đã bám trụ tại khu vực riêng ở BV chứ không về khách sạn để xử lý những tình huống đột xuất.
Bản thân tôi ngày 26-5, nhận nhiệm vụ lên đường hỗ trợ cho tỉnh Bắc Giang chống dịch, rồi quay về TP HCM nhận nhiệm vụ tại BV Hồi sức Covid-19 TP HCM.
Cách đây một năm, tháng 9-2020, sau khi đi chi viện ở Đà Nẵng, trở lại TP HCM tôi cách ly ở BV Chợ Rẫy. Lúc đó, qua lá thư của đứa con 5 tuổi của tôi, mong ước có người cha thường xuyên xa nhà nắm tay con vào lớp 1 khiến tôi rơi nước mắt nhưng tôi cứ đi biền biệt. Đã 2 sinh nhật của con, tôi chưa được thổi nến cùng con.
Tuy nhiên, đây chỉ là mong ước riêng tư nhỏ nhoi so với những gì xã hội đang cần. Bản thân mình là một người làm nghề y, đã ra trận và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Những lúc căng thẳng, công việc hối thúc mà mình không hy sinh, không dốc lòng thì đàn em, thế hệ sau mình không thể vững tin tiếp bước vào mặt trận khốc liệt. Đó là lý do chúng tôi phải tiên phong vào vùng bệnh bất kể thời gian để anh em có động lực cùng làm, tự tin hơn nhiều. Ban đầu, các anh em trẻ bước vào vùng nguy cơ thì cũng lo lắng, nhưng khi thế hệ đi trước xông xáo thì thế hệ đi sau sẽ tự tin tiếp bước.
Khi vừa triển khai BV Hồi sức Covid-19 TP HCM, lúc thành phố bắt đầu giãn cách, rất nhiều đêm từ 1 giờ khuya, chúng tôi đến BV Trưng Vương, đi Củ Chi làm ECMO. Nhìn cảnh TP HCM vắng lặng, chỉ có một vài chiếc xe công vụ lao đi, chúng tôi mong dịch sẽ qua để TP trở lại sôi động như thường ngày.
Có nhiều đêm thật sự mệt mỏi nhưng không thể ngủ vì những hình ảnh cứ luẩn quẩn trong đầu. Chỉ mong đến sáng để tiếp tục lao vào vùng bệnh và bao nhiêu mất mát, tang thương còn đó khiến chúng tôi không thể ngồi yên. Có những lúc chúng tôi cảm thấy bất lực, cánh tay không đủ dài để ôm vào lòng tất cả BN. Những khoảnh khắc BN ra đi trong cô độc khiến chúng tôi lặng lòng, ứa lệ.
Điều đáng quý là gia đình luôn động viên chúng tôi nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. Có những BN chắp tay cảm ơn chúng tôi vì đã giúp họ vượt qua cửa sinh tử. Hình ảnh các cụ già từ nguy kịch đã khỏe mạnh trở lại và xuất viện hoặc cứu được cả mẹ và con thai phụ khiến chúng tôi quên mệt nhọc, lại lao vào làm việc.
Những ngày gần đây, số ca bệnh nặng không còn dồn dập, số ca tử vong giảm đi rất nhiều, tuy nhiên, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP HCM vẫn còn phải tiếp tục vì khi các BV dã chiến hoàn thành nhiệm vụ, còn một lượng nhỏ BN phải chuyển về đây. Đồng thời, cũng phải duy trì BV trong trường hợp cần thu dung BN ở các tỉnh. Chúng tôi mong kết thúc nhiệm vụ và mơ ngày chiến thắng dịch bệnh cận kề. 

"Có những khoảnh khắc khiến đội ngũ y, bác sĩ chúng tôi day dứt, ám ảnh khi nhìn BN ra đi vì trở bệnh quá nhanh nhưng chúng tôi nguyện một lòng dốc sức để thành phố sớm bình yên.

Bác sĩ Trần Thanh Linh - Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.