Những chuyến xe mai táng "0 đồng" cho nạn nhân Covid-19 - Bài 2: Một cuộc gọi, bàng hoàng vì một người nữa ra đi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Được mẹ gọi báo tin bà ngoại mất, Trần Đức Thành không tin nổi. Thành òa lên khóc lớn trên chuyến xe đang chở nạn nhân mắc Covid-19 đi mai táng.
 
Những phút bàng hoàng, thất thần khi tiễn đưa người thân của mình là những nạn nhân xấu số mất đi vì Covid-19. Ảnh: Chinh Hoàng.
Những phút bàng hoàng, thất thần khi tiễn đưa người thân của mình là những nạn nhân xấu số mất đi vì Covid-19. Ảnh: Chinh Hoàng
Không khí trên chuyến xe mai táng "0 đồng", chở nạn nhân Covid-19 đi mai táng bình thường đã u ám, càng ảm đạm và đầy đau thương.
Nay, đau thương càng chồng lên gấp bội lần, khi người thân trong gia đình của một thành viên ở nhóm thiện nguyện Nhất Tâm đã không qua khỏi vì Covid-19.
Cú sốc lớn
"Ngày bà ngoại mất đi, bầu trời đối với em như đổ sụp. Vậy là từ nay, em sẽ không còn được nghe điệp khúc mỗi ngày ngoại thúc giục em đi ngủ sớm, hay "già đầu rồi lấy vợ để ngoại bồng cháu, cố con ơi!", Trần Đức Thành (sinh năm 2000) mở đầu câu chuyện với Dân Việt.
Thành tham gia vào chuyến xe mai táng "0 đồng" vào hồi 15/8. Nhiệm vụ của Thành là tiếp nhận, hỗ trợ anh em trong nhóm khuân vác thi thể của nạn nhân mất vì Covid-19 lên xe, đưa đến nơi mai táng.
Thành mới vào đội mai táng "0 đồng" khoảng 2 tuần. Hôm 2/9, em nhận được tin dữ từ mẹ báo: "Bà ngoại đã không qua khỏi khi đang cách ly, điều trị Covid-19 tại bệnh viện dã chiến trên địa bàn thành phố".
Nhận được hung tin, Thành đã không tin nổi vào tai của mình. Em vứt điện thoại xuống nền xe rồi òa khóc như một đứa trẻ. Thành nói: " Một tuần trước khi ngoại đi điều trị bệnh và mất, em có về nhà thăm ngoại. Ngoại bảo: "Thèm ăn bánh pía", ngay lúc đó em liền tức tốc chạy đi mua về cho ngoại ăn. Em không ngờ đó lại là lần cuối em được gặp bà ngoại".
 
Em Trần Đức Thành, thành viên của nhóm thiện nguyện Nhất Tâm sững sờ, khóc toáng lên, khi hay tin bà ngoại mất do Covid-19. Ảnh: Chinh Hoàng
Em Trần Đức Thành, thành viên của nhóm thiện nguyện Nhất Tâm sững sờ, khóc toáng lên, khi hay tin bà ngoại mất do Covid-19. Ảnh: Chinh Hoàng
Thành sống chung với bà ngoại cùng mẹ và em trai. Theo lời Thành kể, từ nhỏ em đã lớn lên dưới vòng tay yêu thương, chăm sóc, đỡ đần từng li từng tí của bà ngoại. Thành lớn lên không hề biết mặt cha mình là ai, nhiều lần em hỏi mẹ mình cha con đâu thì được bảo: "Con không cần biết cha mình là người như thế nào, mặt mũi ra sao cũng không nên đi tìm cha nhé!", Thành xúc động kể.
Thành sinh ra và trưởng thành trên mảnh đất Sài Gòn hoa lệ. Em nói, khi thấy thành phố bị hành hạ bởi dịch bệnh Covid-19 quá đau thương, trong khi mình lại thất nghiệp, rảnh rỗi suốt ngày, đứng lên nằm xuống chỉ biết lướt điện thoại, vậy nên, Thành quyết định tham gia vào đội mai táng "0 đồng".
 
Trước khi đến nhà nạn nhân mất do Covid-19, để tiếp nhận mang đi mai táng một thành viên trong đội sẽ vào trước để phun khử khuẩn. Ảnh: Chinh Hoàng
Trước khi đến nhà nạn nhân mất do Covid-19, để tiếp nhận mang đi mai táng một thành viên trong đội sẽ vào trước để phun khử khuẩn. Ảnh: Chinh Hoàng
Những ngày đầu khi theo chân những anh chị đi trước mình lên xe,  Thành cùng phụ anh em khuân vác thi thể nạn nhân đã khuất do Covid-19. Đối với Thành, đó là những trải nghiệm suốt đời không quên nổi.
Thành nói, khủng khiếp nhất là hồi cuối tháng 8, có 1 ca ở đường Nguyễn Thiện Thuật (quận 3), ca này mất ở lầu 2. Thành cùng với 6 anh em trong nhóm thiện nguyện tiếp nhận và đến đưa nạn nhân đi mai táng, khi nghe thông báo từ công an phường. Đến nơi, Thành được phân công đi vào trước để xịt khử khuẩn.
"Em vào thấy xác người đã mất bị phân hủy vỡ vụn ra kiểu như đã mất cả tháng rồi, bốc mùi nồng nặc. Tiến lại gần hơn em thấy cơ thể nứt hết... Cuộc đời em lần đầu tiên thấy được cảnh đó, kinh hoàng hơn cả đụng xe", Thành bàng hoàng kể.
Theo Thành, ca mai táng kể ở trên, nạn nhân là một phụ nữ đã lớn tuổi sống chung với một cụ già. Cụ già còn lại bị đãng trí, không biết người phụ nữ kia đã mất vẫn nằm ăn ngủ tại chỗ đó rất bình thường.
 
Các thành viên trong nhóm thiện nguyện khuân vác nạn nhân mất do Covid-19 ra xe đem đi mai táng. Ảnh: Chinh Hoàng
Các thành viên trong nhóm thiện nguyện khuân vác nạn nhân mất do Covid-19 ra xe đem đi mai táng. Ảnh: Chinh Hoàng
Khi mùi hôi của xác chết bắt đầu lan mạnh ra những nhà xung quanh, người dân báo công an mới phát hiện có người đã mất như vậy.
"Bàng hoàng, xót xa vô kể. Sài Gòn là nơi em sinh ra lớn lên. Em chỉ mong sao thành phố nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh, để mọi người có thể quay trở lại cuộc sống bình thường như bao ngày. Một lần nhận tin có ca mới mất vì Covid-19, đau lòng lắm anh ạ!", Thành tâm sự.
Quặn thắt lòng khi nhận điện thoại
"Tôi thực sự ám ảnh, khi thấy điện thoại của người phụ trách thông tin liên lạc với thân nhân của nạn nhân mắc Covid-19 reo lên. Quặn thắt lòng khi biết sau cuộc gọi đó, lại một người xấu số nữa mãi mãi trở về với cát bụi. Cuộc sống quá vô thường, đau xót lắm!", chia sẻ của anh Võ Minh Dũng thành viên phụ trách lái xe mai táng "0 đồng".
Anh Dũng tham nhóm thiện nguyện Nhất Tâm từ 2017 cho đến nay. Trong khoảng thời gian đợt dịch thứ 4 ở TP.HCM bùng nổ đến hiện tại anh Dũng vẫn chưa được về nhà thăm vợ, thăm ba mẹ. Anh nói: "Mình đi như thế này chưa biết sẽ mắc bệnh bất cứ lúc nào, nhớ nhà lắm nhưng phải đành chịu thôi. Nhỡ như về nhà mà mình có bệnh rồi lây cho người thân thì sao!".
 
Sau khi hoàn tất mai táng, người phụ trách thông tin liên lạc trong nhóm thiện nguyện sẽ thông báo đến thân nhân của người nhà nạn nhân mất do Covid-19 đến để làm thủ tục nhận tro cốt. Ảnh: Chinh Hoàng
Sau khi hoàn tất mai táng, người phụ trách thông tin liên lạc trong nhóm thiện nguyện sẽ thông báo đến thân nhân của người nhà nạn nhân mất do Covid-19 đến để làm thủ tục nhận tro cốt. Ảnh: Chinh Hoàng
Ngoài nhiệm vụ lái xe, anh Dũng kiêm luôn nhiệm vụ khuân vác thi thể, bởi vì nhóm thiện nguyện rất ít thành viên tham gia vào đội xe mai táng ngược lại số ca người mất lại quá nhiều.
"Mệt lắm chứ, có hôm chúng tôi làm đến 3-4h sáng là quá bình thường. Tuy mệt vậy đó nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ giúp những nạn nhân Covid-19 về nơi an nghỉ cuối cùng tôi mới thấy an lòng", anh Dũng chia sẻ.

Theo anh Trần Thanh Long (trưởng đội thiện nguyện Nhất Tâm): Ngoài mai táng miễn phí cho người thân những gia đình có nạn nhân mất vì Covid-19 có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đội thiện nguyện Nhất Tâm còn tư vấn miễn phí cho gia đình về tâm linh, cũng như các thủ tục cúng bái dành cho người đã khuất.

"Nếu gia đình có nguyện vọng thì chúng tôi sẽ gửi thông tin người mất qua chùa để cầu siêu, mong họ sớm được siêu thoát và người sống cũng an lòng", Anh Long cho hay.

Theo Chinh Hoàng (Dân Việt)

https://danviet.vn/nhung-chuyen-xe-mai-tang-0-dong-cho-nan-nhan-covid-19-bai-2-mot-cuoc-dien-thoai-bang-hoang-vi-mot-nguoi-nua-ra-di-20211004154401767.htm

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.