Phẫu thuật chuyển giới - những bí mật chưa kể - Kỳ 6: Người 'đưa đò' chuyển giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
10 năm làm công việc chăm sóc trực tiếp cho hơn 500 ca đi Thái Lan phẫu thuật chuyển giới thành công, Lâm Thanh Thảo đã chứng kiến nhiều pha vào sinh ra tử cũng như nhìn rõ những nguy hiểm chực chờ của một ca phẫu thuật chuyển giới.
Lâm Thanh Thảo (phía trước hình) là người chị thân thiết của nhiều chị em trong cộng đồng chuyển giới - Ảnh: NVCC
Lâm Thanh Thảo (phía trước hình) là người chị thân thiết của nhiều chị em trong cộng đồng chuyển giới - Ảnh: NVCC

"Tôi không thấy máu ai loãng như cô này. Khăn chặm cỡ nào máu cứ trào ra ọc ọc như cái vòi nước. Nó làm tôi cũng run muốn khóc.

Lâm Thanh Thảo
Từ kinh nghiệm bản thân
13 năm trước, Thảo từng một thân một mình đi Thái Lan phẫu thuật chuyển giới. Ngày đầu tiên sau phẫu thuật, cô thấy thèm nên nhờ thân nhân của bệnh nhân khác ra siêu thị mua xúc xích và ly nước ép trái cây. Người đó không có kinh nghiệm chăm sóc người phẫu thuật chuyển giới nên nhiệt tình mua giúp cho Thảo. Cô vô tư ăn xúc xích Đức, uống nước ép trái cây mà không biết là mới hậu phẫu mình không được phép ăn, uống như vậy.
Thảo kể: "Sau khi ăn tôi mắc đi vệ sinh, bụng quặn lên rất khó chịu. Nhưng các y tá nói tôi vừa mổ xong nên không được đi vệ sinh. Tôi nói mình không thể chịu được thì họ mang cái bô lên giường và nói tôi nằm đó mà đi. Vì xung quanh rất đông bệnh nhân khác nên tôi cũng ngượng, không thể đi được. 
May là cơn quặn đau cũng từ từ dịu lại, chắc là do tâm lý. Nhưng đến giữa đêm tôi lại bị cái bụng hành, không có mấy cô y tá nên mình tự lết ra nhà vệ sinh mà không hề biết việc mình làm là quá nguy hiểm cho tính mạng của mình. May là tôi đã không gặp sự cố".
Vượt qua những ngày được chăm sóc tận tình tại bệnh viện sau ca "đại phẫu", bác sĩ nói với Thảo: "Thôi, cô về khách sạn đi". Đi một mình, không có ai chăm sóc nên Thảo muốn ở thêm. Nhưng bác sĩ nói: "Cô hết thời gian được ở đây rồi". Vậy là Thảo đành gắng gượng ngồi dậy, một mình tìm đường đi bộ về khách sạn. 
"Trên tay không quên xách theo "bịch nước mía" (bịch chất thải từ cơ thể), dọc đường về thì ghé mua cơm hộp về ăn. Buổi chiều cũng tự mình đi bệnh viện chích thuốc, lúc về cũng lại mua cơm hộp ăn. Cứ như thế cho đến hết 14 ngày, đủ khỏe thì tự mình mua vé máy bay về Việt Nam", Thảo kể.
Thót tim với cô Hà Nội
Sau này khi gắn bó với công việc chăm sóc, đưa đón các chị em qua Thái Lan chuyển giới, Thảo mới thực sự nhận thức được việc mình từng đi vệ sinh ngay ngày đầu tiên sau phẫu thuật là quá nguy hiểm. Chị kể có một em người Hà Nội, sau phẫu thuật một tuần thì buổi tối em nói muốn đi vệ sinh. Lúc đó em không thấy nhưng Thảo thấy em ra nhiều máu. Sợ em thấy sẽ lo nên Thảo bấm xả bồn cầu. Đưa em trở lại giường nằm, Thảo kiểm tra vết mổ thì thấy mọi thứ đều ổn.
"Tối đó tôi nằm canh, nửa tiếng, một tiếng trôi qua không có chuyện gì thì mới an tâm ngủ. Nhưng tới nửa đêm em lại thức dậy nói muốn đi vệ sinh nữa. Lần này em vừa ngồi xuống bồn cầu là máu tuôn ra xối xả. Máu không ra từ vết mổ mà ra từ hậu môn. Khi em nhìn thấy máu đã sợ hãi ngất xỉu luôn", Thảo nhớ lại. Đi cùng cô có người anh trai, anh ta lo quá đã chửi em: "Đã nói không cho đi phẫu thuật mà còn cố cãi lời, thấy chưa, giờ chết nơi đất lạ quê người".
Anh trai nhất quyết không cho Thảo đẩy em qua nhà bác sĩ Thep Vechavisit (bác sĩ phẫu thuật chuyển giới cho em, cũng là bác sĩ có bệnh viện phẫu thuật chuyển giới nổi tiếng tại Thái Lan) mà yêu cầu gọi tổng đài cấp cứu của Thái Lan. Xe cấp cứu đưa cô gái đến bệnh viện gần đó. 
Sau cấp cứu xong, bệnh viện này lại gọi điện mời bác sĩ Thep đến nhận bệnh nhân của mình. Bác sĩ Thep đến nơi liền hỏi tại sao không đưa đến nhà bác sĩ? Sau đó bác sĩ Thep chỉ cho thuốc về uống thì tình trạng của em được khắc phục.
Qua những chuyện như vậy, Thảo nói đó chính là lý do cô không muốn người nhà đi theo các bạn phẫu thuật chuyển giới. "Một mình em qua đó phẫu thuật chuyển giới thì tâm lý mạnh mẽ hơn, tự đứng lên được, chịu đựng nỗi đau được, cố gắng. Nếu có người nhà các em sẽ bị ỷ lại, nhõng nhẽo, hoặc chính người nhà tạo áp lực vì họ không đủ bình tĩnh xử lý các tình huống xảy ra với các em", Thảo chia sẻ.
Lâm Thanh Thảo (phía trước hình) là người chị thân thiết của nhiều chị em trong cộng đồng chuyển giới - Ảnh: NVCC
Lâm Thanh Thảo (phía trước hình) là người chị thân thiết của nhiều chị em trong cộng đồng chuyển giới - Ảnh: NVCC
Ám ảnh những tiếng la trong đêm
Thảo kể thêm có một em là đào hát lô tô, sau phẫu thuật được 14 ngày bỗng nhiên bị mắc đi vệ sinh liên tục. Thảo thấy vậy rất lo và dặn cô gái không được đi vệ sinh nhiều, nếu có đi thì tuyệt đối không được rặn. "Vì vết thương sau 14 ngày nhìn bên ngoài thì y như đã lành lặn hẳn nhưng thực ra cấu hình bên trong vẫn còn chưa ổn định. Nếu rặn là bung ngay", Thảo lý giải. Thế nhưng em này vẫn cứ ra vào nhà vệ sinh liên tục.
Rồi tới 6 giờ sáng, Thảo đang ngủ thì nghe mọi người trong căn hộ la toáng lên: "Chết rồi chị Thảo ơi". Thảo nói cô sợ nhất cái cảm giác mình đang ngủ mà có ai gọi giật. Mỗi lần như thế là một lần có chuyện. Lần này đúng là em đào hát lô tô đã bị chảy máu dữ dội vì cố rặn để đi vệ sinh cho nhẹ người! Theo phản xạ, Thảo liền bế em đặt lên giường, dùng khăn chậm vào vết mổ cầm máu mà máu vẫn ào ra".
Các chị em ở chung căn hộ ai cũng sợ liên lụy nếu có chuyện không lành, thành ra một mình Thảo đẩy xe lăn đưa em từ căn hộ của mình qua nhà bác sĩ Thep gần đấy. Một tay Thảo đẩy xe, tay kia "giã giã" mặt em gái liên tục để cô ấy không lịm đi. Vừa đi Thảo vừa niệm Phật không ngớt. Đi tới cửa nhà bác sĩ thì Thảo cũng muốn ngất lịm vì kiệt sức. 
Ở Thái Lan, 6 giờ sáng chưa ai thức giấc, bác sĩ Thep lúc đó cũng đầu bù tóc rối khi ra mở cửa. Em bị mất máu nhiều quá, ven tay đã chìm xuống khiến bác sĩ rất vất vả khi chích thuốc cầm máu.
"Tôi hay dặn các em là sau phẫu thuật dù có cảm giác mắc đi vệ sinh, đau bụng cỡ nào các em cũng ráng nhín nhịn. Vì cơ thể người sau phẫu thuật chuyển giới, nếu đã nhịn được thì nhịn một lèo 7, 8 ngày không sao. Nhưng khi đã đi vệ sinh một lần thì chỉ cần ăn, uống một chút gì là lại lập tức có cảm giác muốn đi vệ sinh lần nữa. Do đó, các em cần phải cố gắng nín nhịn nhiều nhất có thể để không gặp các trường hợp nguy hiểm như bị tét, đứt chỉ, hay bị lủng âm đạo...", Thảo cho biết.

"Bây giờ, các em đi còn có tụi tôi la rầy là còn đỡ. Ngày xưa tôi đi có ai biết đâu mà la mình. Lúc đó mà tôi có chết cũng không biết vì sao mình chết luôn, thật sự là như vậy. Tôi chia sẻ những điều này để các em ý thức được bất cứ sự bất cẩn nào thì người chịu đựng sau này cũng chính là các em", Thảo chia sẻ.

"Thực sự đó là ca đại phẫu cực kỳ nguy hiểm, chẳng ai vì trào lưu mà đua đòi mổ xẻ. Tất cả đều là mơ ước cả đời và cũng là chuyện liên quan đến sinh mệnh...".

Kỳ tới: Ước mơ và sinh mệnh

Theo MỄ THUẬN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.