Phẫu thuật chuyển giới - những bí mật chưa kể - Kỳ 2: Đớn đau cho thỏa ước mơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Shayne mất đến 6 tuần lưu lại Bệnh viện Yanhee Thái Lan trước khi được trở về Việt Nam, trở thành người con gái tự tin như mình mơ ước. Suốt 6 tuần đó, cô đã trải qua đủ những đau đớn, mệt mỏi cùng nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Shayne nhận được sự yêu thương, chăm sóc tận tình của mẹ trong suốt quá trình chuyển giới - Ảnh: NVCC
Shayne nhận được sự yêu thương, chăm sóc tận tình của mẹ trong suốt quá trình chuyển giới - Ảnh: NVCC

Thời điểm bước qua tuổi 21 cùng ca đại phẫu đã đánh dấu mốc quan trọng tôi chính thức bước vào cuộc sống được là chính mình.

Shayne
Lựa chọn an toàn
Từ 2 tuần trước ngày nằm viện phẫu thuật, Shayne đã phải sang Thái Lan, đến bệnh viện để được tư vấn. Các bác sĩ đưa ra 2 phương án phẫu thuật: cách thứ nhất, họ sẽ dùng da bộ phận nam giới đang có của cô để tạo đường bộ phận phụ nữ cho cô; cách thứ hai là dùng đường ruột tạo hình đường chức năng phụ nữ.
Với cách thứ nhất, chi phí khoảng 160-190 triệu đồng. Cách thứ hai giá cao gấp đôi, khoảng hơn 300 triệu cho một ca phẫu thuật. Và điểm đặc biệt quan trọng cần lưu ý là với cách làm thứ nhất, vì sử dụng da nên sau phẫu thuật đường chức năng mới tạo có khả năng bị cạn, hẹp. Bởi da người bệnh sẽ có xu hướng tự liền, đóng lại nếu không "quan hệ" hoặc dùng vật chuyên dụng để "nong" thường xuyên ở những năm đầu. Còn với cách dùng đường ruột tạo hình thì sẽ ổn định hơn.
Muốn an toàn, dài lâu và bản thân có điều kiện tài chính, Shayne chọn phương án thứ hai. Trước hôm đại phẫu một ngày, Shayne được nhập viện. Suốt ngày chờ đợi đó cô không được ăn, không được uống dù chỉ một giọt nước. Cũng như các bệnh nhân chọn phẫu thuật theo phương án 2, Shayne cần được tiến hành súc rửa ruột. "Vì mình cần phải cắt ruột để tạo hình đường âm đạo nên đường ruột cần được thanh lọc hoàn toàn", Shayne lý giải.
Vào lúc 5 giờ chiều Shayne chính thức được đưa vào phòng phẫu thuật. Ca phẫu thuật của cô đã hoàn tất sau khoảng 10 tiếng, cô mê man thêm nửa ngày thì tỉnh dậy. Đến khi đủ nhận thức, nhìn lên đồng hồ phòng bệnh, Shayne thấy lúc đó đã là 2 giờ chiều của ngày hôm sau. Shayne nhớ lúc mình được đẩy vào phòng mổ phải cột hai tay qua hai bên để cố định, sau đó có một bác sĩ chuyên gia gây mê đến hỏi chuyện và gây mê cho mình.
"Trước lúc gây mê, bác sĩ cũng đã lấy số đo chiều cao, cân nặng, nắm bắt tình trạng sức khỏe của mình để sử dụng liều lượng thuốc gây mê phù hợp, chứ không có chuyện mình bị tỉnh dậy giữa chừng hay bị "ngủ luôn" như mọi người hay kể. 
Suốt quá trình phẫu thuật, mình thực sự không biết gì hết. Vừa tỉnh dậy, cảm giác đầu tiên là lạnh, người run bần bật, rồi nghe tiếng bước chân, sau đó lờ mờ thấy các cô y tá đắp mền cho mình", Shayne nhớ lại diễn tiến cuộc đại phẫu của mình.
Suốt đêm đầu được gặp mẹ, Shayne mệt quá nên chỉ ngủ li bì, không nói chuyện được nhiều, muốn nhắn tin cho bạn bè, người thân biết mình đã phẫu thuật an toàn để họ an tâm cô cũng không làm được. Sau một đêm ngủ miệt mài, sáng hôm sau cô tỉnh hẳn. 
"Cảm giác của tôi là khó chịu toàn thân. Từ đau chân, nhức lưng, đau đầu, chóng mặt... tất cả diễn ra cùng lúc làm tôi rất khó chịu. Nhưng bộ phận được phẫu thuật thì không có cảm giác đau đớn, chắc do tác dụng của thuốc tê vẫn còn", Shayne nhớ lại. Qua đến đêm tiếp theo, sau khi đã trò chuyện được với mẹ nhiều hơn, đã thông báo cho mọi người biết mình ổn, Shayne lại chìm vào giấc ngủ...
Shayne đầy nữ tính sau những đau đớn để có được vẻ đẹp như mơ ước - Ảnh: NVCC
Shayne đầy nữ tính sau những đau đớn để có được vẻ đẹp như mơ ước - Ảnh: NVCC
Vượt qua stress
Chia sẻ chi tiết về quá trình chuẩn bị cho ca phẫu thuật, Shayne nói trước đây, khi có ý định phẫu thuật, mọi người cũng hay hỏi cô có lo lắng, sợ hãi? Shayne đều nói không có gì phải sợ mà luôn nôn nóng, mong chờ đến ngày được làm con gái. Cũng có nhiều người đồn thổi "mổ xẻ ghê lắm, đau đớn, phải chích điện, rồi tỉnh dậy lúc đang phẫu thuật...", nhưng Shayne nói cô không lung lay ý định.
Sau trải nghiệm ca phẫu thuật của chính mình, cô thành thực chia sẻ: "Thực sự có đau đớn, nhưng không đau kinh hoàng, chỉ có cảm giác khó chịu là gây phiền toái nhiều nhất". Cụ thể, cảm giác khó chịu xuất phát từ việc trong suốt 6 ngày hậu phẫu, cô tiếp tục không được ăn, không được uống giọt nước nào. Cơ thể được nuôi sống bằng việc truyền nước, phải như vậy để đường ruột được sạch và vết thương nhanh lành.
"Cơ thể tôi vốn đã yếu sức, nay thêm cả tuần không ăn uống nên tôi rệu rã vì đói khát, nhìn ghê lắm luôn, kiểu khô khan lừ đừ. Suốt tuần cứ mơ mơ màng màng. Qua đến tuần tiếp theo tôi mới được ăn chút xúp, uống ít nước...", Shayne nhớ lại.
Hầu hết trường hợp sau phẫu thuật thế này, bác sĩ chỉ cho ở lại bệnh viện 12 ngày. Sau đó bệnh nhân ra khách sạn tại Thái Lan ở thêm 7 ngày nữa thì về Việt Nam. Nhưng với riêng Shayne, cô nàng nói cơ thể mình thuộc diện khó hồi phục, cộng với nền tảng sức khỏe yếu, cơ địa lâu lành vết thương nên cô phải ở lại bệnh viện thêm 3 tuần, tổng cộng hết 5 tuần ở trong bệnh viện. Sau đó, Shayne ra khách sạn ở thêm 1 tuần nữa, tổng cộng thành 6 tuần mới được về nước.
"Tôi đã bị stress nặng vì thời gian ở lại bệnh viện quá lâu. Nhưng có lẽ đây là trường hợp cá biệt của tôi vì cơ thể mình yếu, lại lâu lành vết thương. Ngày nào cũng gặp bác sĩ, ngày nào cũng uống thuốc, vệ sinh, lần nào làm vệ sinh bác sĩ cũng phải tiêm thuốc ngủ để mình không bị đau. Rồi cơ thể vướng víu dây nhợ, ban đêm ngủ cũng không ngon...", Shayne nhớ lại những ngày nằm viện phát sinh của mình.
Cô nàng đã có lúc tụt tinh thần, khóc lóc với mẹ: "Mẹ ơi tại sao con lại bị như vậy, con muốn về nhà, con không muốn ở đây nữa đâu...". Lúc đó cô bỗng có ý nghĩ hơi hối hận là tại sao mình đang khỏe mạnh, đang bay nhảy tung tăng mà giờ phải nằm đau đớn ở đây. "Nhưng ý nghĩ đó chỉ thoáng qua. Cho tới tuần thứ 5 thì bác sĩ hỏi muốn xuất viện chưa? Vài ngày nữa là về rồi. Vết thương lành rồi đó. Trời ơi, nghe câu đó tôi mừng lắm lắm luôn", Shayne nhớ lại.
Khi về, Shayne cũng như các cô gái chuyển giới khác, sẽ được y tá đưa bộ đồ nghề "nong" cây với 3 kích cỡ khác nhau và việc này cần phải duy trì đều đặn cho tới khi gần gũi bạn trai thường xuyên. "Sau một tuần ở khách sạn, ngày tái khám cuối, bác sĩ nói: "Okie, bạn có thể về nhà. Mọi thứ đã ổn rồi". Thực sự tôi rất vui, chưa bao giờ trong đời tôi nghe một câu nói nào mà vui như vậy luôn. Trong cuộc sống của mình, thời điểm bước qua tuổi 21 cùng ca đại phẫu này đã đánh dấu mốc quan trọng tôi chính thức bước vào cuộc sống được là chính mình", Shayne chia sẻ.
"Tôi thấy phẫu thuật không quá sức chịu đựng. Có điều đáng chú ý là các bạn cần có sức khỏe thật tốt trước khi làm. Và phải dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi từ 3-6 tháng rồi mới quay trở lại với công việc", Shayne dành những lời động viên cho các bạn trẻ có mơ ước được chuyển giới như mình.
--------------------
Là một cô đào hát lô tô tỉnh lẻ, Du Khả Ái chỉ có cách duy nhất đủ tiền phẫu thuật chuyển giới là mượn nợ. Chẳng may, đúng lúc dịch cúm COVID-19 phức tạp khiến hành trình cô được là chính mình thêm bội phần gian nan...
Kỳ tới: Mượn nợ để làm con gái
MỄ THUẬN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.