Cạm bẫy trên không gian mạng: Sập bẫy nick "trai Tây"-Tình ảo, mất tiền thật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một cái tên nước ngoài, một vài cái ảnh người đàn ông nước ngoài trung niên và cùng lý lịch độc thân là mẫu số chung của những tài khoản gửi lời kết bạn đến facebook của nhiều phụ nữ. Được “anh Tây” gửi lời kết bạn, nhiều chủ tài khoản đã hồ hởi ấn nút “chấp nhận”.
Tiếp theo, sẽ là chuỗi ngày… thả thính. Thính càng thơm, thì “cá” càng dễ cắn câu. Khi tình cảm đẩy lên mức cao trào, “cá” bị dụ gửi tiền qua một tài khoản trung gian để nhận quà tặng mà hôn phu ảo gửi.
Nhiều phụ nữ ít thì gửi dăm chục triệu, nhiều vài tỷ, đến khi tỉnh ngộ ra thì tinh ảo đã tan thành bong bóng. Chiêu lừa tình trên mạng này đã “xưa như Diễm”, thế nhưng hiện nay  vẫn có thêm những nạn nhân mới…
Nhan nhản tài khoản “trai Tây” thả thính
Tôi cũng như số đông những phụ nữ có tài khoản mạng xã hội thường hay đăng ảnh tự sướng, chia sẻ những cuộc đi chơi, đi ăn và đôi khi viết cả những tút đầy tâm trạng đàn bà. Thế nên, nếu cần biết lý lịch trích ngang của tôi, chỉ cần vào tài khoản cá nhân của tôi là ra liền. Chẳng thế mà có thông tin rằng, trên thế giới có  thể có những công ty chuyên đi thu thập thông tin cá nhân trên mạng xã hội. Họ phân loại thông tin cá nhân này để bán cho người cần.
 
Những "món quà" đối tượng lừa đảo gửi cho chị X. ở Hải Phòng qua Facebook nhằm tạo niềm tin.
“Người cần” ở đây là các nhà cung cấp dịch vụ, tổ chức chính trị… Bởi căn cứ vào tài khoản mạng xã hội, họ đã biết sở thích, sở trường và cả sở… ghét của bạn, từ đó lọc ra, bạn là đối tượng mà ai cần để “bán”. Thế nên, trước khi một tài khoản “trai Tây” gửi lời kết bạn, họ đã “ngâm cứu” facebook của bạn chán rồi. Chỉ có điều, đồng ý kết bạn hay không là quyền của bạn.
Trong list lời mời kết bạn của tôi trên facebook, có một danh sách dài các tài khoản “trai Tây”. Lần đầu được gửi lời kết bạn từ một người ngoại quốc, mà người ấy lại là đàn ông, tuổi trung niên đầy phong độ mặc đồ quân nhân, tôi cũng thấy… hay hay.
“Anh Tây” thứ hai gửi lời kết bạn cũng có “lý lịch” trên facebook na ná anh thứ nhất. Ấn tượng nhất là lý lịch độc thân. Cái này dễ làm cánh chị em quan tâm lắm, nhất là những người đang mơ màng lấy chồng Tây, ở nhà Tây, ăn cơm Tây.
“Anh Tây” thứ ba, rồi thứ tư gửi lời kết bạn cũng chung một cái lý lịch như vậy. Một chị đồng nghiệp của tôi từng chụp list “trai Tây” gửi lời kết bạn và đăng một tút dài trên facebook rằng trò lừa đảo này quá cũ, quá sơ sài và chị cũng từng giả nai để “anh Tây” nọ tưởng bở là cá đã ăn thính…
Rõ ràng, trò lừa tình này không mới nhưng vẫn có thêm những phụ nữ “dính đòn”. Và nạn nhân của trò lừa đảo chỉ rơi vào phụ nữ? Cần nhìn lại một số vụ việc mà cơ quan Công an đã xử lý để lý giải một phần nguyên nhân.
Chiêu cũ nhưng vẫn hút nạn nhân mới
Trước khi nêu ra đây những nạn nhân mất hàng trăm triệu, thậm chí mất cả tỷ đồng vì sập bẫy tình ảo trên mạng xã hội facebook, tôi xin kể về người phụ nữ may mắn không mất tiền vì… không xoay ngay được 200 triệu mới xảy ra hồi trung tuần tháng 2 năm nay.
Chị X., 38 tuổi, nhân viên văn phòng, tiếng Anh như gió, sống tại Hải Phòng. Cuối tháng 1-2019, tài khoản có tên Jonnics gửi lời mời kết bạn và được chấp nhận. Từ đó là các cuộc chát chit, gọi Facetime làm quen, tâm sự, thổ lộ tình cảm. Jonnics chia sẻ rằng, anh ta 40 tuổi, độc thân, quân nhân Mỹ, đang đóng quân ở Trung Đông. Anh ta đang có 300.000 USD, một số vàng và tài sản có giá trị nhưng không chuyển về Mỹ được mà nhờ chị X nhận giúp, sau khi ra quân sẽ xin lại.
Đổi lại, anh này tặng chị điện thoại Iphone đời mới, vòng vàng… Anh này còn gửi hình ảnh quà tặng cho chị X. và nói, phí hải quan anh đã đã gửi trước rồi, nên chị không phải nộp. Ít hôm sau, một phụ nữ xưng là nhân viên Hải quan gọi báo tin chị có hàng gửi từ nước ngoài về, phí đã chuyển trước. Liên hệ lại với Jonnics, người này cũng xác nhận đúng. Tuy nhiên, sau đó 2 ngày người phụ nữ kia gọi lại và báo, do Hải quan soi ra gói hàng có ngoại tên nên X. phải gửi vào tài khoản chị ta 200 triệu để… lo lót.
Chị X sau đó đã chát với Jonnics và người này khuyên chị nên làm theo hướng dẫn, anh ta sẽ bù cho chị sau khi nhận hàng. Do không sẵn tiền, nên chị X tìm đến bạn mình để tâm sự và định hỏi vay tiền thì người bạn này cho biết, chính mình vừa bị lừa mất 50 triệu với tình huống tương tự.
Khi chị X. đánh bài ngửa, thì cả  phụ nữ “nhân viên Hải quan” lẫn Jonnics đều lặn mắt tăm… Ngay sau khi sự việc xảy ra, chị X. đã tìm đến Văn phòng đại diện Báo CAND để chia sẻ câu chuyện của mình với mong muốn được đăng tải để tránh cho những chị em “làng fây” khác cái nạn tình ảo.
Không may mắn như chị X. ở Hải Phòng, khoảng giữa năm 2018, 4 người phụ nữ trú tại các huyện Vân Đồn, thành phố Cẩm Phả, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bị mất trên 3 tỷ đồng cho những người tình ảo. Các đối tượng đã dùng các tài khoản James Jerry, Jonhson Alexan Dre Chizitere… để kết bạn với chị L., chị H., chị M., chị Y. Jamese Jerry tự giới thiệu mình sống ở Vương quốc Vương quốc Anh, làm việc tại Công ty dầu khí Victoria. Còn Jonhson Alexan Dre Chizitere cũng có lý lịch sạch sẽ.
Những người đàn ông này sau một thời gian chát chít đã biểu lộ tình cảm và tâm sự chuyện cá nhân với các chị. Ví dụ như James Jerry chỉ sau một tháng làm quen với chị H đã muốn tặng chị quà gồm trang sức và số tiền 500.000 USD.
Thế là, từ ngày 15-7 đến 20-8-2018, có một người tự xưng là nhân viên công ty chuyển hàng gọi điện cho chị H thông báo về món hàng gửi qua đường hàng không từ nước Anh, nếu chị muốn nhận thì phải nộp nhiều khoản phí khác nhau và chị vẫn gửi 3 lần, tổng số tiền 517 triệu đồng vào các tài khoản ngân hàng tại TP Hồ Chí Minh cho đối tượng. Khi chị “tỉnh ngộ” thì không thể liên lạc được với James Jerry.
Cũng với chiêu thức nhận USD nhưng số tiền lớn hơn (1,5 triệu USD), Jonhson Alexan Dre Chizitere đã lừa chị L chuyển tổng cộng 4 lần với số tiền gần 700 triệu đồng. Các chị M, Y cũng nhận ra mình bị lừa với thủ đoạn tương tự sau khi chuyển cho “trai Tây” 1,2 tỷ đồng.
Việc lần ra các đối tượng lừa đảo nêu trên không phải dễ thực hiện. Bởi ngay sau khi các nạn nhân chuyển tiền, đối tượng liền rút ngay khỏi tài khoản và xóa luôn facebook, tắt điện thoại. Trao đổi với một chuyên gia phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, chúng tôi được biết, có thể đối tượng phạm tội là người nước ngoài hoặc người nước ngoài phối hợp với đối tượng trong nước.
Thế nên, có những vụ khi cơ quan điều tra làm rõ, những nạn nhân cứ tưởng bấy lâu nay chát chit với “trai Tây” giờ mới “bổ ngửa” là Tây rởm. Vụ việc Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với Trần Thị Bích Tuyền (SN 1982, trú tại ấp Bình Ninh, xã Bình Phú, Gò Công Tây, Tiền Giang) về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là một ví dụ. Tuyền là một đối tượng trong đường dây lừa tình phụ nữ trên facebook.
Tuyền khai, do bị vỡ nợ nên đã bỏ trốn sang Malaysia và quen với đồng hương tên Thúy và cùng sự dụng mạng facebook để lừa đảo. Chúng đã lập tài khoản facebook Patrick Paul để kết bạn với chị Đặng Thị M, 50 tuổi, trú tại TP Hạ Long, giả vờ yêu đương và lừa chị chuyển khoản 2,2 tỷ đồng. Ngoài lừa chị M, Tuyên nạn nhân của chúng còn có các nạn nhân khác trú tại Ninh Thuận Lâm Đồng.
Tránh sập “bẫy tình” ảo như thế nào?
Ngày 22-4, trao đổi với một chiến sỹ Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, tôi được biết, tình trạng tạo tài khoản là người nước ngoài, kết bạn, lừa tiền trên facebook không hiếm gặp và mức độ ngày càng tinh vi hơn.
Trước tình trạng này, cơ quan Công an đã nhiều lần cảnh báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, làm việc với nhà mạng… nhằm đưa ra lời cảnh báo, biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, hiện nay các anh vẫn phải tiếp thêm những nạn nhân mới đến trình báo. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc dễ bị đối tượng dẫn dụ là… tham. Trong hầu hết các vụ việc, các đối tượng đều đưa ra chiêu thức tặng quà có giá trị cao hoặc nhờ nhận những món hàng lớn và hứa trả công xứng đáng.
Điều đáng nói là nạn nhân của những vụ việc này thường là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trung tuổi, những người dễ bị dẫn dụ bởi tình cảm nam nữ. Có những nạn nhân khi đến trình báo với cơ quan Công an còn đề nghị các anh “từ từ hãy điều tra, bởi biết đâu anh ấy sẽ chuyển hàng cho tôi”. Lòng tham và thích tìm những cơ hội may rủi chính là nguyên nhân dẫn đến việc sập bẫy tình ảo trên facebook.
Đấu tranh với loại tội phạm này gặp không ít khó khăn, bởi các đối tượng có thể là người nước ngoài phối hợp với đối tượng trong nước; hoặc người nước ngoài đang ở Việt Nam bắt tay với đối tượng là người Việt Nam. Không chỉ tạo ra các tài khoản facebook ảo, sử dụng sim rác, tài khoản ngân hàng trong nước cũng được chúng lập bằng chứng minh nhân dân của người bị đánh rơi…
Một đồng chí điều tra viên cho chúng tôi biết, có những vụ việc các anh tìm đến gặp chủ tài khoản ngân hàng thì biết, anh này là công nhân và trước đó được thuê làm tài khoản ngân hàng và nhận tiền công 5 triệu.
Vậy còn trách nhiệm của nhà mạng – nơi tạo ra các tài khoản mạng xã hội; ngân hàng – nơi tạo ra các tài khoản để đối tượng nhận tiền thì sao? Để lập một tài khoản facebook chẳng hạn, người lập phải kê khai thông tin cá nhân. Nhưng nếu người lập kê thông tin cá nhân giả, nhà mạng cũng không thể xác định được. Hơn nữa, để đóng tài khoản, nhà mạng cũng không thể tự ý khóa được.
Còn với ngân hàng, yếu tố bảo mật thông tin cá nhân khách hàng vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng cho khách hàng nhưng cũng gây khó khăn cho cơ quan điều tra khi muốn tiếp cận. Có những tình huống, ngân hàng yêu cầu phải có quyết định khởi tố vụ án mới cung cấp thông tin cá nhân nhưng thực tế, vụ việc đang ở giai đoạn điều tra ban đầu thì rất khó có quyết định này.
Hiện nay, ở nước ta đang có khoảng 58 triệu tài khoản mạng xã hội. Nhiều người coi mạng xã hội là phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống. Họ kết bạn, mua bán hàng hóa, kinh doanh, giải trí… Các đối tượng phạm pháp vì thế sẽ lợi dụng tiện ích của mạng xã hội để trục lợi. Để không rơi vào những cái bẫy trên mạng xã hội, đặc biệt là với những vụ lừa tình ảo như trên, người tham gia mạng xã hội cần phải thận trọng trước khi quyết định kết bạn với ai đó khi được mời.
Một chuyên gia an ninh mạng chia sẻ, bạn chỉ nên kết bạn với những người bạn quen biết ngoài đời hoặc chỉ kết bạn với những tài khoản có nhiều bạn chung trên mạng xã hội.
Luôn nhớ, miếng pho mát chỉ có trong chiếc bẫy chuột. Trước khi chuyển tiền đến một tài khoản của một người mình không quen với mong muốn sẽ nhận lại nhiều hơn, hãy nghĩ đến câu nói này.
(Còn nữa)
Cao Hồng (Công an nhân dân)

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.