Những nạn nhân trong đường dây buôn người-Kỳ 1:Ký ức những ngày đen tối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau gần một tháng được giải cứu, trở lại quê nhà, H’H vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại chuỗi ngày bị lừa bán sang Trung Quốc.

 

Chị H’H. kể lại chuyện mình bị lừa bán sang Trung Quốc
Chị H’H. kể lại chuyện mình bị lừa bán sang Trung Quốc



Giăng bẫy việc nhẹ, lương cao

Một ngày cuối tháng 7-2018, khi chúng tôi đến nhà, H’H.Bkrông (33 tuổi, trú xã Ea Kao, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) không chịu tiếp xúc. Cô thấy chúng tôi lạ nên sợ lại bị lừa. Sau vài lần thuyết phục, người phụ nữ này đồng ý gặp với điều kiện có công an hoặc chính quyền địa phương đi cùng.

Cuối cùng, nhờ sự giúp đỡ của cơ quan chức năng, chúng tôi có cuộc trò chuyện với H’H. để nghe cô kể về quá trình bị lừa bán sang Trung Quốc.

Theo H’H., đầu năm 2018, cô tạm biệt người thân, rời buôn làng xuống tỉnh Long An làm thuê cho một xí nghiệp. Cuộc sống công nhân lương ba cọc ba đồng, lại phải trang trải tiền ăn, tiền trọ… nên chẳng còn mấy dư dả.

Trong một lần lướt mạng xã hội facebook, H’H. tình cờ thấy tài khoản có tên Xuan Tien đăng các thông tin tuyển dụng nhân viên nên chủ động kết bạn nhằm hỏi thăm công việc.


 

 Thông tin Dũng đăng tải trên trang Facebook cá nhân để lừa gạt các nạn nhân . Ảnh: Nạn nhân cung cấp
Thông tin Dũng đăng tải trên trang Facebook cá nhân để lừa gạt các nạn nhân . Ảnh: Nạn nhân cung cấp



Không lâu sau, tài khoản trên đã nhắn tin cho H’H. và giới thiệu rằng, anh ta có một cửa hàng điện thoại ở TP.Buôn Ma Thuột, đang cần người dọn dẹp vệ sinh hằng ngày với mức lương 7 - 8 triệu đồng/tháng. Đồng thời, tài khoản trên cũng bảo H’H. nhanh chóng về Buôn Ma Thuột làm hồ sơ để trình giám đốc cho kịp thời gian.

Nghe có công việc ở quê, mức thu nhập cũng khá nên H’H. đồng ý. Giữa tháng 5.2018, H’H. cùng một người bạn tên H’Đ. (ngụ xã Ea Kuêh, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) đến gặp người thanh niên tự xưng là chủ tài khoản Xuan Tien ở Long An để trao đổi cụ thể hơn về công việc.
Đến ngày 13.5.2018, cả 3 cùng đón xe từ Long An về Đắk Lắk.

Khi về đến Đắk Lắk, có thêm một thanh niên khác (bạn của chủ tài khoản Xuan Tien) đến đón H’H. Sau đó, hai thanh niên nói với H’H. và người bạn đi cùng phải tranh thủ lên cửa hàng điện thoại để ký hợp đồng với giám đốc, nếu chậm trễ giám đốc ra Hà Nội.

Cũng theo lời H’H. khi cả nhóm đang lên trung tâm TP.Buôn Ma Thuột thì một thanh niên nghe điện thoại của ai đó rồi nói lại rằng, giám đốc của anh ta đã ra Hà Nội, giờ cả nhóm phải đi máy bay ra ngoài đó để ký hợp đồng.

Tốc hành sang Trung Quốc

Tin lời, H’H. cùng cô bạn theo hai thanh niên mua vé máy bay ra Hà Nội vào chiều 14.5. Tại đây, có người đợi sẵn và dùng ô tô chở cả nhóm đi. “Em chẳng nhớ mình đi qua những tỉnh nào, chỉ biết họ đổi xe 3 lần và đi rất nhanh. Khi đến một vùng hẻo lánh, hai thanh niên giao em và bạn em cho người phụ nữ tên G. và bảo hãy đi theo bà ấy. Khi em hỏi họ đi đâu thì họ nói đi ký hợp đồng với khách hàng, lát nữa sẽ theo sau và sẽ cùng nhau lên núi chơi, tham quan”, H’H. kể lại.

Khi đến cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc, bà G. gửi xe, yêu cầu cả nhóm đi bộ lên núi. Lúc này, H’H. mới biết mình bị lừa nên bỏ chạy. Tuy nhiên, người của bà G. đuổi theo, chặn lại và nói: “Ở đây toàn người của bọn tao, nghiện ngập đầy ra, mày không đi theo tao cho chết trong tay tụi nó”, nghe vậy H’H. sợ nên chấp nhận đi theo nhóm bà G.

H’H. cho biết: “Chỉ hơn một ngày, một đêm, bọn họ đã đưa tụi em sang Trung Quốc”.

Cũng theo lời H’H., khi qua Trung Quốc, cả nhóm được ô tô đón đi một đoạn. Sau đó, bà G. cho người lấy xe máy chở H’H. và H’Đ. rẽ vào đường tắt để tránh sự phát hiện của công an rồi đến nhà bà tại TP.Nam Ninh (Trung Quốc). Tại đây, hai cô gái VN bị nhốt trên tầng 3 của căn nhà. Tầng kế tiếp có hai con chó to canh giữ, phía dưới tầng 1 là một nhóm công nhân làm cửa sắt.

Được cứu nhờ mạng xã hội

H’H. kể tiếp, khi biết mình bị lừa, cô chẳng ăn uống gì được. Do đó, mấy hôm sau cô bị ngất xỉu và được nhóm người của bà G. đưa đi bệnh viện cấp cứu. Sau đó, cô xin được dùng điện thoại của mình để nghe nhạc cho đỡ buồn.

Trước lời đề nghị của H’H. nhóm người của bà G. đã kiểm tra và thấy điện thoại của cô gái này không có sóng nên đồng ý. 

Sau khi lén đăng nhập được mạng wifi, H’H. đã nhắn tin cho người nhà ở quê biết chuyện và nhờ họ báo công an để giúp đỡ. Kèm theo đó, H’H. đã bật định vị, chụp lại khung cảnh nơi mình điều trị. Tuy nhiên, sau 4 ngày nằm viện, sức khỏe H’H. tốt hơn nên được nhóm người của bà G. đưa về.

Tại nhà bà G., H’H. vẫn được dùng điện thoại. Do đó, cô tiếp tục chụp hình ảnh và định vị nơi mình bị nhốt để gửi cho người nhà. Sau đó, nhân lúc bà G. cùng đệ tử thân thiết đi công việc bên ngoài, H. đã tìm cách để bỏ trốn ba lần trong một ngày nhưng đều thất bại. “Hai lần đầu em đi xuống dưới nhà nhưng không thoát được. Đến lần thứ ba, em và bạn leo lên một chiếc taxi nhưng người ta không dám chạy. Sau đó, người của bà G. phát hiện, bắt em lên phòng và đánh rất tàn nhẫn, đồng thời họ đập luôn điện thoại và đốt hết đồ đạc cũng như giấy tờ tùy thân của em”. H’H. nhớ lại.

Cũng theo lời H’H. sau khi bỏ trốn bất thành, cô và người bạn gái đi cùng bị đưa sang tỉnh Quảng Đông để bán làm vợ cho người khác. Lúc này, mặt của H’H. vẫn sưng vì bị đánh nên hai cô gái người Việt được nhóm buôn người đưa vào một khách sạn. Sau đó, công an đã lần ra manh mối và giải cứu hai cô gái, đưa về Việt Nam.

H’H. cho biết: “Đến ngày 28.5, em và bạn đã được đưa đến Công an tỉnh Cao Bằng lấy lời khai. Sau đó, bọn em tiếp tục về Hà Nội khai báo và được công an ở đó đưa về quê an toàn”.

Cũng theo lời H’H., sau khi về quê, cô đã đến Công an tỉnh Đắk Lắk trình báo, tố giác tội phạm để nhờ lực lượng chức năng nơi đây vào cuộc, truy tìm hai thanh niên đã lừa gạt mình để bán sang Trung Quốc.

Nghi can sa lưới

Mới đây, Công an tỉnh Đắk Lắk xác nhận vừa bắt được 2 nghi can lừa bán các cô gái VN sang Trung Quốc; gồm: Nguyễn Văn Đông (25 tuổi) và Lê Xuân Dũng (22 tuổi, cùng ngụ xã Đắk R’la, H.Đắk Mil, Đắk Nông).


 

 Dũng (trái) và Đông tại cơ quan điều tra
Dũng (trái) và Đông tại cơ quan điều tra



Tại cơ quan điều tra, hai nghi can khai vào tháng 6.2017, Dũng gặp và quen biết với bà G. (quê thôn 4, xã Đắk R’la), là bác ruột của vợ Đông và đang cư ngụ ở Trung Quốc. Đông nói với Dũng là bà G. cần tìm một số phụ nữ người Việt để bán sang làm vợ cho người Trung Quốc. Nếu đưa được 1 phụ nữ sang, bà G. sẽ trả tiền công từ 20 - 25 triệu đồng. Do đang nợ tiền nhiều người nên khi nghe Đông rủ tham gia, Dũng đã đồng ý và cả hai thỏa thuận sẽ chia đôi số tiền được trả.

Sau đó, Dũng lập facebook có nick name Xuan Tien và đăng tải các thông tin tuyển nhân viên để lừa gạt các cô gái cần việc làm. Sau khi có người đến xin việc, Dũng đã dùng thủ đoạn để cùng Đông lừa ra biên giới giao cho bà G. để nhận thù lao. Mỗi lần tìm được người đưa đi, bà G. đều chuyển lộ phí đi đường vào tài khoản của Đông.

Tính đến tháng 5.2018, Dũng và Đông đã thực hiện được 2 vụ lừa các nạn nhân đưa đi bán. Theo đó, ngoài vụ lừa H’H. và H’Đ. như trên, vào tháng 2.2018, hai nghi can này cũng lừa một thiếu nữ 19 tuổi tên N. (ở H.Lắk, Đắk Lắk) giao cho bà G. đưa sang Trung Quốc đến nay chưa rõ tung tích.

 

Trung Chuyên-Hoàng Bình (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.