46 năm vang bóng, 'thần cước' làng võ Việt bất ngờ xuất hiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong sự nghiệp thi đấu của mình, võ sư Lê Thanh Tùng thượng đài trên 50 trận đấu ở cả Boxing và võ tự do. Hầu hết, ông đều thắng đối thủ đo ván hoặc họ bỏ cuộc, xin đầu hàng trong trận đấu.
Cuộc hội ngộ… đặc biệt
Ngày 26-5, võ sư Lê Thanh Tùng, tay đấm một thời được mệnh danh “độc cô cầu bại”, đệ nhất cao thủ ở miền Nam trước năm 1975, sau mấy mươi năm ròng biệt tăm bỗng hội ngộ cùng bạn hữu ở TP. Quy Nhơn (Bình Định) khiến nhiều người trong giới võ thuật xôn xao, người hâm mộ hoan hỉ.
Tại buổi gặp mặt, người ta xướng danh rất nhiều võ sư, võ sĩ tên tuổi một thời vang bóng như Đại võ sư Tân Tạo (Gia Lai), “độc cô cầu bại” Trần Quốc Long (lớp võ sĩ trước võ sư Tùng), hay còn mệnh danh là Võ sư Phi Long - “rồng đen” và rất nhiều võ sư danh tiếng lẫy lừng khác ở Bình Định, Gia Lai và Phú Yên.
 Võ sĩ Lê Thanh Tùng trong lần tranh đấu vào năm 1970. Ảnh tư liệu
Võ sĩ Lê Thanh Tùng trong lần tranh đấu vào năm 1970. Ảnh tư liệu
Sau ngần ấy năm xa cách, võ sư Lê Thanh Tùng đã ôn lại chặng đường võ sĩ của mình, những trận đấu lịch sử đã làm nên tên tuổi một thời lẫy lừng của ông. Trong đó, có nhiều trận đấu ông cho rằng đối thủ rất “nặng ký” nhưng lại bị hạ gục nhanh bất ngờ và để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
“Thần cước” Lê Thanh Tùng cho hay, năm 1978 ông chuyển sang California (Mỹ) định cư. Tại đây, ông kêu gọi những võ sĩ, võ sư cộng đồng người Việt cùng đam mê tiếp tục giao lưu, thành lập hội võ thuật để truyền bá võ thuật Việt ở nước ngoài, góp phần bảo vệ văn hóa bản sắc dân tộc.
"Thần cước" một thời Lê Thanh Tùng sau 46 năm với bộ vest khá lịch lãm
"Thần cước" một thời Lê Thanh Tùng sau 46 năm với bộ vest khá lịch lãm
“Sau 46 năm, trở lại Bình Định tôi cảm tưởng như mình được sinh ra tại vùng đất này, chứ không phải TP. HCM. Từ khi sang đất khách lập nghiệp, tôi luôn luôn hướng về quê hương đất nước. Tôi tưởng như mình chưa bao giờ rời xa đất Bình Định, nơi địa linh nhân kiệt này”, ông Tùng nói.
Tại buổi gặp mặt, võ sư được mệnh danh “độc cô cầu bại” Trần Quốc Long đã dành rất nhiều lời khen ngợi và gọi “thần cước” Lê Thanh Tùng là người hùng trong quá khứ.
20 tuổi vô địch võ tự do
Võ sư Lê Thanh Tùng (SN 1950, tại TP Hồ Chí Minh), năm 6 tuổi ông bắt đầu học võ do người cha là cố Đại võ sư Lê Đại Hoan truyền dạy. Đến năm 15 tuổi, ông tập luyện môn Boxing do HLV Thomson đến từ Mỹ và Tám Denis (người Việt gốc Pháp) huấn luyện.
“Hằng ngày, tôi và bác Tám Denis mỗi người một chiếc xe, đạp 15 km để đến sân vận động Cộng Hòa tập luyện quyền anh. Tôi rất hào hứng với môn võ thuật này. Thời đó, các võ sư lừng danh ở đất Sài Gòn như Minh Cảnh, Huỳnh Tiền, Kid Dempsey… đều có mở lò dạy võ tại các sân vận động Cộng Hòa và Phan Đình Phùng (cũ)”, võ sư Tùng nhớ lại.
Võ sĩ Lê Thanh Tùng được vinh danh sau trận thắng. Ảnh tư liệu
Võ sĩ Lê Thanh Tùng được vinh danh sau trận thắng. Ảnh tư liệu
Luyện tập Boxing được 3 năm, ông Tùng lần lượt thắng tất cả các võ sĩ đồng hạng 48kg đương thời, thậm chí thắng luôn nhà vô địch quyền anh quốc gia hạng 51kg. Khi niềm đam mê võ thuật được khơi lại, ông Tùng mới hiểu được cha mình nên trở lại tập luyện võ cổ truyền tại võ đường Lê Đại Hoan và chuyển sang thi đấu tự do.
Năm 18 tuổi, ông Tùng được Tổng cục Quyền thuật phong tặng danh hiệu “võ sĩ trẻ triển vọng nhất”. Đến năm 1970, ông đoạt chức vô địch võ tự do toàn miền Nam. Ông Tùng từng được Tổng cục Quyền thuật miền Nam phong võ sư và tham gia công tác giám định trọng tài do Tổng cục Quyền thuật điều hành vào năm 1972.
Cuộc hội ngộ đặc biệt của
Cuộc hội ngộ đặc biệt của "thần cước" Lê Thanh Tùng cùng nhiều võ sư, võ sĩ tại Quy Nhơn
Theo võ sư Vũ Lê Cang-nguyên ủy viên BCH LĐVT Bình Định khóa III, trong sự nghiệp thi đấu từ năm 1966 -1973, ông Tùng đã thượng đài trên 50 trận đấu ở cả 2 môn Boxing và võ tự do được tổ chức tại Sài Gòn cũng như các tỉnh miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên. Hầu hết, các trận đấu ông Tùng đều thắng đối thủ bằng đo ván hoặc họ bỏ cuộc giữa chừng.
“Phải kể đến các trận đấu lớn như: trận thắng trước nhà vô địch Muay Thái – Mai Hồng Sơn (tại sân Tinh Võ, Chợ Lớn vào năm 1970), năm 1971 tại Gia Lai, võ sĩ người Mỹ đã xin bỏ cuộc ở trận đối đầu Boxing và năm 1972, tại Bình Định, võ sĩ Thạch Danh-người gốc Campuchia đã xin bỏ cuộc trong hiệp 1 sau lời thách đấu và nhiều trận đấu vẻ vang khác nữa”, ông Cang kể.
Sau nhiều trận đấu, ngoài các danh hiệu vô địch mà võ sư Lê Thanh Tùng đoạt được ở cả 2 môn võ tự do và Boxing, ông còn được giới võ thuật phong tặng các biệt danh như: “thần cước”, “cặp chân máy”, “độc cô cầu bại”, “võ sĩ huyền thoại”…
Dũ Tuấn (Danviet)

Có thể bạn quan tâm

Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.