Đi để trở về-Kỳ 1: Bỏ Sài thành lên núi đốt than

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Họ là những người trẻ, sinh ra ở những vùng quê nghèo khó, với khát vọng ra đi để thoát nghèo. Ở nơi đất khách, kiến thức, vị trí việc làm của họ là niềm mơ ước của nhiều người. Nhưng, họ đã quyết định trở về nơi chôn nhau cắt rốn, khởi nghiệp bằng ý chí và nghị lực, vì hai chữ “quê hương”.

Nhìn Trần Quang Huy (SN 1982), người lấm lem, vác từng bao than từ xe tải giao tận tay khách hàng, chắc khó ai nghĩ anh là thạc sỹ, từng là giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ cao Bình Dương.

 

Nhà máy của Huy đặt ở nơi heo hút, để bớt vất vả cho người dân.
Nhà máy của Huy đặt ở nơi heo hút, để bớt vất vả cho người dân.

Khởi nghiệp nơi vùng sâu heo hút

Huy sinh ra ở một vùng quê nghèo khó, xã miền núi rẻo cao Trường Xuân, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình). Quê Huy, ba bề bị núi cao chắn lối, chỉ duy nhất một lối ra với thế giới bên ngoài là đi thuyền dọc sông Long Đại. Bạn bè cùng trang lứa của Huy không mấy ai học hết cấp hai, họ phải bỏ học giữa chừng để lên núi kiếm cái ăn. Riêng Huy, thăm thẳm một mình, vượt qua bao khó khăn, vất vả để học hết cấp ba và thi đậu vào cao đẳng thể dục thể thao.

Ra trường, anh được nhận về giảng dạy ở trường Cao đẳng Công nghệ cao Bình Dương. Với ý chí và nỗ lực vượt khó, anh tiếp tục học lên đại học và cao học ngành giáo dục học. Vợ anh là người cùng huyện, vào TP Hồ Chí Minh học đại học và được nhận vào làm ở Bảo hiểm xã hội quận 5. Là con nhà khó, hai vợ chồng Huy đã cùng nhau nỗ lực cố gắng, làm thêm nhiều nghề để nuôi hai con nhỏ và làm được ngôi nhà ở quận Nhà Bè.

Có thể nói, cuộc sống của gia đình Huy là niềm mơ ước của nhiều người, nội ngoại hai bên ai cũng vui mừng vì có con cái thành đạt ở nơi đất khách. Bất ngờ, tháng 11/2014, gia đình, làng xóm thấy Huy tay xách, nách mang đưa vợ con về nhà bố mẹ đẻ. Không chỉ làng xóm mà ngay cả những người trong gia đình nội ngoại hai bên cũng nghĩ, vợ chồng Huy bị kỷ luật đuổi việc hoặc vỡ nợ nên trốn về quê. Ai nói gì, Huy cũng chỉ cười hiền, một mình đôn đáo lập công ty, xin đất, xây lò sản xuất than trắng Binchotan, theo công nghệ truyền thống Nhật Bản.

 

Huy lái xe vượt suối để giao sản phẩm cho khách hàng.
Huy lái xe vượt suối để giao sản phẩm cho khách hàng.

Nói về quyết định khởi nghiệp tại quê nhà, Huy tâm sự: Mong muốn luôn thường trực trong con người Huy là làm được cái gì đó giúp quê hương nghèo khó của mình. Anh như vỡ òa, khi tình cờ thăm một nhà máy chuyên sản xuất than trắng Binchotan tại Long An. Nguyên liệu để làm ra loại than này chủ yếu là cây bạch đàn và tràm hoa vàng, mà ở quê anh thì quá dồi dào thậm chí là thừa mứa. Vì giao thông khó khăn, người trồng rừng thường bị tư thương ép giá, thậm chí lỗ vốn nên nhiều hộ gia đình không thèm thu hoạch.

Vốn liếng bán ngôi nhà ở quận Nhà Bè được 600 triệu đồng, không đủ để đầu tư, Huy đã thuyết phục bạn bè trong Nam ngoài Bắc có hiểu biết về than trắng Binchotan góp vốn cùng nhau khởi nghiệp. Với số vốn 2,8 tỷ đồng, một nhà máy với 20 lò đốt, công suất 20 tấn than trắng Binchotan/tháng mọc lên giữa núi rừng Trường Xuân trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.

Mong muốn một cây cầu dẫn vào nhà máy

Hôm chúng tôi lên thăm nhà máy của Huy, nếu không có người dẫn đường thì khó có thể tìm đến nơi. Nhà máy của Huy đặt trong một thung lũng sâu hút của xã Trường Xuân. Muốn đi vào nhà máy phải lội bộ qua một con suối nước chảy xiết, lởm chở đá.

Huy lý giải chọn đặt nhà máy ở đây là để gần vùng nguyên liệu của người dân, đỡ cho người dân vác cây bạch đàn vất vả sang suối.

Huy cho biết, từ khi đầu tư nhà máy ở đây, chính quyền và nhân dân trong xã rất mừng, nghề trồng rừng không còn lo đầu ra, người trồng rừng có thu nhập ổn định. Nhà máy của Huy thu hút 30 lao động tại địa phương, với lương 6 triệu đồng/tháng.

Theo Huy, than Binchotan là loại than truyền thống của Nhật Bản, ra đời từ thế kỷ XVII. Than Binchotan được sản xuất bằng cách đốt các nhánh hoặc thân cây gỗ ở nhiệt độ cực cao, lên đến 3.000 độ C trong vài ngày, sau đó làm nguội nhanh, nên cứng hơn nhiều lần than củi thông thường, khi gõ vào nhau sẽ nghe âm thanh của kim loại. Than Binchotan còn được gọi là than trắng, bởi khi đốt tạo ra một lớp tro mỏng màu trắng trên bề mặt cây than.

Nhờ có cấu tạo với số lượng lỗ rỗng cực nhiều, than Binchotan có khả năng hấp thu các hóa chất trong nước, tẩy độc tố trong da, làm cân bằng độ ẩm không khí, khử mùi hôi trong tủ lạnh, ô tô, làm tăng tuần hoàn máu cho cơ thể khi được cho vào bồn tắm nóng.

 

Huy giới thiệu về các sản phẩm của mình.
Huy giới thiệu về các sản phẩm của mình.

Hiện nhà máy của Huy cho ra 6 loại sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao từ than Binchotan: Than nướng không khói, than trang trí phong thủy, than lọc nước, than làm đẹp, than khử mùi, than lót nền nhà... Trong số đó, hơn một nửa xuất bán sang Nhật Bản, với giá 1,8 USD/kg, còn lại được bán trong nước.

Huy tâm sự: Vì là loại than công nghệ cao, mới được sản xuất tại Việt Nam nên người tiêu dùng vẫn chưa hiểu biết nhiều về công dụng của nó. Để đưa ra thị trường trong nước Huy đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng sự bền bỉ thuyết phục, chứng minh công dụng thiết thực, thị trường trong nước cũng bắt đầu biết đến loại than này.

“Bọn em gửi con ở nhà ngoại, cả vợ chồng đầu tắt, mặt tối theo than. Như em đây, vừa điều hành sản xuất, vừa lái xe, chạy bán hàng, bốc vác, kiêm cả bảo vệ luôn. Em hiểu về than, mình đưa than cho khách hàng, vừa giới thiệu, vừa hướng dẫn sử dụng, nên khách hàng họ yên tâm. Vừa rồi em mới bán được mấy trăm triệu than lót nền nhà nhằm khử tia đất, chống nồm ẩm cho mấy gia đình làm nhà mới ở Đồng Hới” - Huy tươi cười khoe với chúng tôi.

Điều mà Huy trăn trở nhất đó là muốn nâng công suất để mở rộng xuất khẩu sang thị trường châu Âu, nhưng điều kiện sản xuất của nhà máy quá khó khăn. Chỉ cần một trận mưa đầu nguồn, nước đổ về là nhà máy của Huy bị cô lập. Những hôm mưa lũ, cả 30 công nhân của nhà máy không thể về nhà, ở lại đến mấy ngày, hết lương thực, từ giám đốc, đến công nhân phải chia nhau từng củ sắn lượm được trong rừng.

“Em tính chuyện làm cầu bắc qua suối, gọi tư vấn thiết kế lên họ nói hết 5 tỷ, em rụng rời chân tay. Bao nhiêu vốn liếng đổ vào đây, bước đầu của khởi nghiệp như thế cũng được xem là hanh thông, nhưng 5 tỷ đồng đối với em giờ là quá lớn. Vừa rồi em nghe nói, chính sách của tỉnh có đầu tư hạ tầng, đường, điện, nước vào đến chân hàng rào nhà máy cho các nhà đầu tư. Mới về đây nên em cũng không biết bắt đầu từ đâu để làm hồ sơ xin hỗ trợ đầu tư. Nếu được Nhà nước hỗ trợ cho chiếc cầu, thì em có thể yên tâm mở rộng sản xuất, kế hoạch xuất khẩu sản phẩm sang châu Âu của em chắc chắn thành hiện thực” - Huy nói về mong muốn của mình.

Hoàng Nam/tienphong

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.