"Osin cao cấp" ở Sài Gòn - Kỳ 2: Cơn lốc Philippines tràn sang ồ ạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong cuốn “Quẳng gánh băng đồng ra thế giới” diễn giả Nguyễn Phi Vân viết: “Người Philippines xuất khẩu lao động phổ thông ra khắp thế giới”. Và giờ thì họ đang giúp việc nhà nhiều vô kể ở TP. HCM.

Thật vậy, một khi họ đã "Mang chuông đi đánh nước người" ắt hẳn lực lượng lao động tại địa phương khó lòng cạnh tranh được, trong khuôn khổ bài viết này xin tạm mô tả chân dung người giúp việc Philippines tại TP. HCM.

 

Một lao động phổ thông Philippines trong giờ làm việc.
Một lao động phổ thông Philippines trong giờ làm việc.

Bạn tôi, người Đức luôn tự hào là quốc gia quyền lực nhất thế giới với đức tính vàng là nguyên tắc và đúng giờ, đã khiến tôi ngạc nhiên khi giao phó toàn bộ "quyền hành tại gia" cho người giúp việc.

Bạn nói đừng gọi bà ấy là “maid” (người hầu gái) mà phải gọi là “nanny” (người trông trẻ) người ông hoàn toàn tin tưởng giao việc chăm sóc con trai duy nhất và căn biệt thự nguy nga của mình.

Tiền với anh không phải là vấn đề vì ngoài lương và thưởng thì anh coi nanny như người ruột thịt. G. tên người nanny là một phụ nữ đứng tuổi, da ngăm đen, có tác phong linh hoạt. Mỗi sáng, bà chuẩn bị bữa sáng cho hai bố con anh, sau đó anh lên xe cùng tài xế đến chỗ làm, khi con trai tự đạp xe đến trường quốc tế là lúc G. đến thẳng nhà hàng riêng của anh ở quận 2.

Bà đảm nhiệm việc giám sát thực phẩm nhập vào và kiểm tra lịch làm việc của nhân viên. Chiều tan tầm, bé trai tự về nhà để nanny chăm sóc, xong việc bạn tôi đến thẳng nhà hàng, dùng bữa tối và ngủ luôn tại đó, con trai đã có nanny chăm.

Nhà hai bố con vì vậy mà ấm áp hẳn, có G. trong nhà như có người bà, người bác mẫu mực. Ở những căn hộ cao cấp hoặc biệt thự nhà vườn, khi thiết kế kiến trúc sư đều có bố trí hạng mục phòng dành cho người giúp việc, bạn tôi dù bao nhiêu lần nài nỉ nanny cứ tự nhiên như nhà mình nhưng bà G. chỉ ngủ tại khu vực dành riêng.

Kiệm lời, nhanh nhẹn, cầu thị là những gì người lao động Philippines để lại ấn tượng cho gia chủ. Với họ, việc "tha hương để mưu sinh" là nhiệm vụ sống còn, bởi “không tiến ắt sẽ lùi”.

Cộng sự của tôi có cái tên rất dài - Gerogalim J. nhưng cô ấy nói cứ gọi là J. Ngay khi tôi vừa đăng thông tin tìm người giúp việc lên diễn đàn cô ấy đã chủ động liên lạc, luôn mở đầu bằng từ “ma am” (có nghĩa là “madam: quý bà”) khiến tôi thấy khó xử, nhưng không, họ đã quen như vậy dù tôi góp ý nhiều lần.

Tiếng Anh giỏi là một lợi thế, vì Philippines từng là thuộc địa của Tây Ban Nha và Mỹ, khiến họ tự tin giao tiếp với người nước ngoài, đây cũng là điều bất lợi cho người lao động tại địa phương.

 

J. đang ủi quần áo tại một căn hộ ở quận 2.
J. đang ủi quần áo tại một căn hộ ở quận 2.

Trong bản tin J. viết: “Xin chào, tôi là Joy, 23 tuổi, đang tìm việc làm bán thời gian hoặc toàn thời gian. Tôi có thể dọn vệ sinh, ủi quần cáo, giặt giũ và thậm chí trông trẻ. Về nấu ăn tôi chỉ biết một vài món cơ bản nhưng sẵn sàng học”.

Tôi hẹn J. vào cuối tuần, cô đến cùng một người đàn ông trẻ, khi gặp J. giới thiệu đây là chồng “Ồ, em trẻ vậy đã lấy chồng rồi sao!"- “Không những thế, chồng em trạc tuổi em và em có con nữa, nhưng đang gửi lại quê nhà”.

Tôi mời cả hai vào nhà, rồi đưa một chồng quần áo nhờ ủi. chồng J. sửng sốt: "Em tưởng hôm nay chỉ đến phỏng vấn nên tháp tùng cô ấy đi, cô ấy không sẵn sàng để làm, nhưng thôi, lỡ rồi thì cô ấy ủi cho xong" rồi quay đi không quên dặn lại: “Good luck!”.

Tôi cũng không nỡ ép J. làm khi cô ấy trong trang phục đẹp đẽ cho buổi phóng vấn liền mời ra phòng khách uống trà. J. và chồng rời quê hương sang VN rồi thuê nhà tại quận 2, hàng ngày cả hai đi làm tạp vụ cho khu dân cư cao cấp V. trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, do đó, họ rất có kinh nghiệm trong việc dọn vệ sinh khu cao ốc cao cấp.

Tôi hỏi, thế mạnh của J. là gì? -  “cleaning” (làm sạch), cô làm nhanh, tiếp thu nhanh, gương mặt trẻ đẹp và sáng, tôi chắc cô sẽ thành công.

Tuy nhiên, vì cần một người biết nấu món Việt nên tôi không thể mời Joy lúc này. Sẽ gặp lại J. trong một ngày không xa, tôi tin thế!

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.