Những cuộc mưu sinh bên miệng hố "tử thần" ở Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những chiếc giếng ở Tây Nguyên với độ sâu hàng chục mét với nguy cơ đổ sập cao là thử thách sống chết cho bất cứ thợ đào giếng nào như anh Nhân (Lâm Hà, Lâm Đồng).
 

Khi mùa khô hạn kéo dài, nước trở nên khan hiếm và quý giá, thì nghề đào giếng ở Tây nguyên được xem như công việc "hái ra tiền".
 

Khi mặt trời vừa ló dạng, không khí oi nồng chưa kịp bủa vây, anh Nhân, một phu đào giếng hơn 10 năm kinh nghiệm đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. Cái giếng anh đào hôm nay đã xuống độ sâu gần 20 mét.
 

Tất tả bắt tay vào cộng việc, theo từng gờ móc đã được khoét trước đó, từng bước từng bước anh chui dần xuống phía dưới, nơi một đồng nghiệp khác đang đứng chờ.
 

Ít phút sau, bóng dáng của Nhân chỉ còn là một chấm nhỏ rồi mất hút dưới miệng giếng đen ngòm.
 

Không đồ bảo hộ lao động, phương tiện đào giếng thô sơ, nhưng hàng chục mét giếng sâu hoắm cứ hình thành mỗi ngày dưới bàn tay của những phu đào giếng này.
 

Điều mà người thợ đào giếng như Nhân kinh hãi khi nhắc đến chính là ngạt khí, bởi đào xuống càng sâu thì ôxi càng ít đi thay vào đó là khí mêtan dễ khiến người đào giếng bị ngộp.
 

Nhiều người sẽ không khỏi rùng mình khi nghĩ phải chui xuống dưới để múc từng xô đá lên một cách thủ công. Nếu không cẩn thận, xô đất đá này rơi vào giếng thì không còn chỗ nào để tránh.
 

Những xô đất đá nặng trĩu được được kéo lên ngày một nhiều, mặt giời giữa trưa càng gay gắt hòa lẫn với những giọt mồ hôi mặn đắng, cay nồng của người phu đào giếng.
 

Ở phía dưới giếng nhìn lên, những người phu đào giếng như Nhân chỉ ước ngày ngày đi làm không có gì rơi xuống. Nguy cơ tai nạn chết người khiến anh từng nghĩ, "mỗi cái giếng đào là mỗi lần tự đào huyệt chôn sống mình".
 

Đôi khi để bắt được mạch nước ngầm, người phu đào giếng phải đào xuyên những quả đồi tạo nên những "vạn lý trường thành" chạy ngầm chằng chịt hàng cây số.
 

Không cột kèo chống, những địa đạo này càng sâu càng phải cần sử dụng bình ôxi để hỗ trợ thêm nhưng vì giếng hẹp và tối, đeo bình vướng víu khó đào nên không mấy người sử dụng.
 

Trong lòng giếng được đặt một cái máy bơm nước. Khi đào được mạch nước ngầm nhỏ, Nhân sẽ khởi động máy bơm để đẩy nước ra ngoài vào tiếp tục đào cho đến khi chạm đến mạch lớn.
 

Mùa đào giếng sẽ vào mùa khô vì nếu vào mùa mưa. Những cơn mưa khủng khiếp ở Tây Nguyên sẽ nhấm chìm những người phu giếng này bất cứ lúc nào. Nhân phải liên tục kiểm tra độ ẩm của đất phòng trường hợp có mạch nước ngầm bục ra gây nguy hiểm tính mạng.
 

Công việc của những phu đào giếng như Nhân được bắt đầu như vậy và kết thúc khi nắng đã lên cao.
 

Khuôn mặt đỏ gay, tấm lưng bạc phênh phếch. Những phu đào giếng như Nhân đang ngày ngày quăng mình vào những cuộc mưu sinh bên miệng tử thần.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.