Đảo Núi Le

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đảo Núi Le nằm ở 80,46’ vĩ độ, 1140,11’ kinh độ Đông, chiều dài nhất của đảo là 10 km, chiều rộng nhất là 5 km.

Bãi san hô Núi Le có thềm san hô tương đối khép kín. Phía trong bãi san hô có hồ, chiều dài hồ khoảng 8,3 km, chiều rộng khoảng 3,5 km. Khi thủy triều xuống thấp, rải rác có những hòn đá nhô lên khỏi mặt nước. Là đảo chìm 2 điểm nằm ở phía Nam của huyện đảo Trường Sa. Khác với các đảo nổi, ở đây nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt được khai thác chủ yếu từ nước mưa. Những năm gần đây do được trang bị hệ thống bể chứa nên đảo đã chủ động bảo đảm được 100% nhu cầu nước sinh hoạt. Để trồng rau xanh, cán bộ, chiến sĩ đảo Núi Le phải vận chuyển từ đất liền ra từng bao đất nhỏ. Mặc dù nguồn nước ngọt khan hiếm, song nhờ các biện pháp sử dụng nước ngọt tiết kiệm khoa học và phù hợp trong sinh hoạt cán bộ, chiến sĩ đảo Núi Le đã thực hiện tốt công tác trồng rau xanh và chăn nuôi.

 

Đảo Núi Le. Ảnh: Thảo Nguyên
Đảo Núi Le. Ảnh: Thảo Nguyên

Chấp hành chỉ thị của Bộ Tư lệnh Hải quân, ngày 28-2-1988, tàu HQ 633 đã đưa lực lượng công binh và vật liệu ra xây dựng nhà cao chân ở đảo Núi Le. Ngày 23-3-1988, công trình đã hoàn thành và bàn giao cho cán bộ, chiến sĩ bảo vệ đảo, sau đó ta làm nhà cấp 2 và đưa ra thêm 1 pông tông. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng, năm 1997 xây dựng nhà lâu bền ở điểm A, năm 2001 xây nhà lâu bền ở điểm B.
 

Đảo Núi Le có tên tiếng Anh là Cornwallis South Reef nghĩa là đá ngầm, quặng. Thời tiết khí hậu, thủy văn của đảo phản ánh đặc trưng thời tiết, khí hậu, thủy văn của quần đảo Trường Sa, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Nắng, nóng, giông gió thất thường. Lượng mưa phân bổ không đều, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4 không có mưa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 ngày nào cũng có mưa, có ngày lượng mưa hơn 200 mm. Thủy triều của đảo là chế độ nhật triều, một lần nước lên, một lần nước xuống.

Hiện nay, đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, chiến sĩ đảo Núi Le từng bước được cải thiện. Trên các điểm đảo được trang bị máy thu hình, hệ thống karaoke kỹ thuật số hiện đại. Trạm thu phát tín hiệu vệ tinh của Đài Truyền hình Việt Nam đã giúp cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo cập nhật kịp thời những thông tin trong nước và thế giới. Bên cạnh đó, các điểm đảo đều có tủ sách, báo với gần 1.000 đầu sách và trên 20 đầu báo các loại, 1 tủ sách pháp luật... qua đó nâng cao nhận thức, niềm tin, trách nhiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Phát huy truyền thống “Chiến đấu anh dũng, đoàn kết chủ động, khắc phục khó khăn, giữ vững chủ quyền” của Đoàn Trường Sa anh hùng, hơn 20 năm qua cán bộ, chiến sĩ đảo Núi Le luôn đoàn kết, chủ động, sáng tạo khắc phục mọi khó khăn, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhiều năm liền, đảo được Lữ đoàn tặng giấy khen, bằng khen. Năm 2004, đảo được Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Không khí đón Tết ở Trường Sa

Không khí đón Tết ở Trường Sa

(GLO)- Khi mọi người, mọi nhà đang hân hoan chờ đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ở nơi đảo xa-biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, không khí Xuân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cũng rộn ràng...
Câu cá đêm ở Trường Sa

Câu cá đêm ở Trường Sa

(GLO)- Trong chuyến hải trình dài ngày ra thăm, chúc Tết quân và dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, câu cá đêm ở Trường Sa là một trong những thú vui giúp các thành viên đoàn công tác vơi đi nỗi nhớ nhà, sự mệt mỏi sau những ngày đánh vật với sóng gió mùa biển động và cũng là để cải thiện bữa ăn cho các thành viên trên tàu…
Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

(GLO)- Nằm trong chuyến công tác thực hiện nhiệm vụ thay thu quân, thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 18-1, đoàn công tác số 2 đi trên tàu Bệnh Viện 561 đã đến thăm và làm việc tại đảo Phan Vinh.
Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

(GLO)- Âu tàu đảo Sinh Tồn (xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) là địa chỉ tin cậy của ngư dân vào tránh trú an toàn khi gặp thời tiết mưa bão hay bị sự cố trên biển. Đây thật sự là điểm tựa vững chắc cho ngư dân khi vươn khơi bám biển và cũng để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

(GLO)- Dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng hai thầy giáo trẻ đang công tác ở đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa không giấu được niềm hạnh phúc và tự hào khi được gieo chữ, chăm sóc cho các em học sinh nơi đầu sóng, ngọn gió, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc
Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

(GLO)- Những ngày đi qua các đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa, điều chúng tôi ấn tượng nhất chính là các vườn rau xanh. Các loại như rau cải, mồng tơi, rau muống, mướp… luôn tốt tươi dù điều kiện thời tiết, khí hậu trên các đảo này quanh năm rất khắc nghiệt.
Tết ở Trường Sa

Tết ở Trường Sa

Trong những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, tháp tùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân, P.V Báo Gia Lai đã được cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đón Xuân mới trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Ngày 23-1, tại TP. Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trao Huy hiệu “Chiến sĩ Trường Sa“ cho 117 cá nhân là các phóng viên, nhà báo; thành viên Câu lạc bộ vì biển đảo quê hương đã hoàn thành chuyến thăm, tặng quà và chúc Tết tại các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khành Hòa).