Trai 9X "gác" bằng đại học về nuôi "bao la" lợn rừng, gà rừng, thu đều 30 triệu/tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Anh Ngô Đình Tuấn (sinh năm 1993) ở thôn 11, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa tốt nghiệp đại học ngành điện tử truyền thông Đại học Công nghiệp Hà Nội. Nhưng hiện tại anh đang ở quê nuôi "bao la" lợn rừng, gà rừng, gà ri bản địa theo hướng trang trại sinh thái, an toàn thực phẩm...

.

Trang trại nuôi bao la là lợn rừng của 9X Ngô Đình Tuấn, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Từng theo học chuyên ngành Điện tử truyền thông tại Đại học Công nghiệp Hà Nội nhưng vốn xuất thân con nhà nông, lại thích trồng cây và chăn nuôi, nên Tuấn quyết định về quê xây dựng trang trại.

Với diện tích 2 ha, chủ yếu Tuấn nuôi lợn rừng, gà rừng, gà ri bản địa, gà tây, trồng xen ổi, na, mít, bưởi, cam, chanh, mỗi tháng Tuấn có thu nhập khoảng 30 triệu đồng.

Ngoài những vật nuôi bản địa như lợn rừng, gà rừng, gà ri, Ngô Đình Tuấn còn nuôi những con vật mới
Ngoài những vật nuôi bản địa như lợn rừng, gà rừng, gà ri, Ngô Đình Tuấn còn nuôi những con vật mới "độc, lạ" như chuột cảnh phục vụ khách thăm quan, du lịch.

Tuấn quan niệm, sản xuất nông nghiệp phải dựa trên cơ sở tôn trọng người tiêu dùng và tôn trọng thiên nhiên. 

Để thực hiện được những điều đó thì mô hình trang trại tổng hợp vườn-ao-chuồng (VAC) là phương án lựa chọn tối ưu nhằm kiểm soát và tận dụng tối đa những nguồn lực sẵn có cũng như cân bằng được hệ sinh thái.

Ngô Đình Tuấn tâm sự, trang trại chăn nuôi, trồng trọt tổng hợp của anh hướng đến sản xuất, chăn nuôi sạch.
Ngô Đình Tuấn tâm sự, trang trại chăn nuôi, trồng trọt tổng hợp của anh hướng đến sản xuất, chăn nuôi sạch.

Để tiêu thụ sản phẩm, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với mọi người, Tuấn còn lập 1 kênh youtube tổng hợp kinh nghiệm chăn nuôi cũng như giới thiệu mô hình trang trại vườn-ao-chuồng của mình nên lượng khách hàng của anh khá ổn định.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi lợn rừng, Tuấn cho biết, việc tiêm vaccine phòng bệnh là yếu tố rất quan trọng, cần tìm hiểu đặc tính của lợn rừng và đưa ra cách phòng trị bệnh phù hợp.

Khu vườn rợp bóng cây ăn quả của 9X Ngô Đình Tuấn được tận dụng thả gia cầm với nhiều loại đặc sản như gà Tây, gà ri bản địa, gà rừng...
Khu vườn rợp bóng cây ăn quả của 9X Ngô Đình Tuấn được tận dụng thả gia cầm với nhiều loại đặc sản như gà Tây, gà ri bản địa, gà rừng...

Một cọn lợn rừng chăn nuôi trong trang trại
Một cọn lợn rừng chăn nuôi trong trang trại "tướng tá" rất hung dữ, bộ lông thì cứng như chổi xể...

Đàn lợn rừng baby, gà gô, gà ri và vô số các loài vật nuôi khác cùng
Đàn lợn rừng baby, gà gô, gà ri và vô số các loài vật nuôi khác cùng "vui chơi hòa bình" trong trang trại của 9X họ Ngô, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Lợn rừng chủ yếu ăn rau xanh, chiếm 80-90% khẩu phần, còn lại là đạm và tinh bột từ ngô, khoai, sắn...

Mặc dù lợn rừng vốn có nguồn gốc hoang dã, sức đề kháng, chống chịu bệnh dịch tốt, nhưng đối những người ra vào cần có sự kiểm soát cũng như sát trùng trước khi vào khu chăn nuôi.

Khu chăn nuôi chia thành khu nuôi lợn rừng sinh sản và khu nuôi lợn con. 

Lợn rừng nuôi thịt sẽ thả trên diện tích khoảng 1 ha để chúng thoải mái chạy nhảy, tự do ăn cỏ và đảm bảo chất lượng thịt.

Để góp phần tăng mức thu nhập, Tuấn đang tiến hành nuôi thử nghiệm dòng chó becgie Đức, chó malinoi, chuột lang, chuột hamster, thỏ và trồng thêm nhiều loại cây ăn quả mới. 

Trong khuôn viên trang trại, Ngô Đình Tuấn còn đào ao thả cá và lấy nước tưới cho vườn cây ăn quả...
Trong khuôn viên trang trại, Ngô Đình Tuấn còn đào ao thả cá và lấy nước tưới cho vườn cây ăn quả...
Trang trại của Tuấn là một hệ sinh thái VAC khép kín.
Trang trại của Tuấn là một hệ sinh thái VAC khép kín.
Theo Vân Hồng (Dân Việt)

https://danviet.vn/trai-9x-xu-thanh-bo-lam-dien-tu-truyen-thong-ve-nuoi-lon-rung-ga-ri-thu-deu-30-trieu-thang-20200621105341262.htm

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.