Bình Định: Trồng rau theo cách này, bỏ túi hàng trăm triệu/năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bén duyên với mô hình trồng rau rau an toàn, một lão nông ở tỉnh Bình Định mỗi năm cung ứng cho thị trường hàng chục tấn rau, củ, quả thực phẩm, thu về hơn 150 triệu đồng.
Bắt đầu giữa năm 2018, mô hình trồng rau rau an toàn theo hướng hữu cơ của gia đình ông Nguyễn Thái Tha (56 tuổi, ở xã Hoài Xuân, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) được Trung tâm Khuyến nông Bình Định và Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn phối hợp xây dựng trên đất gò Soi Triệu, với quy mô 2.000m2.
Sau gần 2 năm thực hiện, thu nhập của nông dân này đã tăng lên rõ rệt, tăng cao gấp 2 - 3 lần so với cách  trồng rau truyền thống trước đây.
Mô hình trồng rau an toàn theo hướng hữu cơ của gia đình ông Nguyễn Thái Tha mang về thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Mô hình trồng rau an toàn theo hướng hữu cơ của gia đình ông Nguyễn Thái Tha mang về thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Theo ông Tha, gia đình ông từng trồng rau theo kiểu truyền thống nhưng thường xuyên thất thu do chịu nhiều tác động xấu của thời tiết. Năm 2017, vườn rau nhà ông hầu như bị mất trắng do sâu bọ gây hại, thua lỗ hơn chục triệu đồng, chưa kể công chăm sóc.
Đến năm 2018, được ngành khuyến nông hỗ trợ, ông Tha bén duyên thực hiện mô hình trồng rau an toàn theo hướng hữu cơ. Mô hình trồng rau này đã giúp ông chủ động hơn trong sản xuất và trồng thành công nhiều loại rau,  củ, quả.
Ông Nguyễn Thái Tha cho biết, mỗi luống rau được trồng trong vòm lưới thấp của mô hình có diện tích 36m2, trung bình mỗi luống rau cho từ 50 - 60kg, cao gấp 3 lần so với trồng rau truyền thống.
Ông Tha bên luống dưa leo siêu sạch.
Ông Tha bên luống dưa leo siêu sạch.
“Với 40 luống rau an toàn trong mô hình, qua 4 vụ sản xuất đầu tiên trong năm 2018, mỗi vụ rau từ 20 - 25 ngày đã cho tôi thu hoạch trên 8.000kg rau các loại, đó là chưa kể các loại củ, quả khác trồng xen. Giá bán tùy theo vụ, bình quân từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mỗi vụ rau cho tôi thu nhập hơn 25 triệu đồng. Từ thiếu thốn, hiện gia đình tôi đã có thu nhập ổn định”, ông Tha cho hay.
Thấy trồng rau hữu cơ có lãi, năm 2019, ông Nguyễn Thái Tha tiếp tục thuê 3.000m2 đất liền kề để mở rộng diện tích trồng rau. Gia đình ông trồng thêm các giống rau mới, như: Bí đao siêu quả, bí đỏ hồ lô, bí xanh trái dài, dưa leo xanh, cà tím, ớt, khổ qua, đậu cô ve,... Từ đó, ruộng trồng rau hữu cơ của ông Tha luôn đảm bảo đầy đủ sản phẩm rau quả an toàn phục vụ cho thị trường.
Rau, củ, quả  thực phẩm được trồng theo quy trình an toàn, trồng rau hữu cơ  khi xuất bán ra thị trường được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Rau, củ, quả thực phẩm được trồng theo quy trình an toàn, trồng rau hữu cơ khi xuất bán ra thị trường được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Ngoài ra, ông Nguyễn Thái Tha còn dành 500m2 đất để trồng thường xuyên các loại hoa cúc cắm bình, hoa cúc vạn thọ bán cho bà con trong vùng vào các ngày rằm, mồng một hàng tháng. Trong năm 2019, ông Tha đã xuất bán ra thị trường trên 25 tấn rau, củ, quả thực phẩm các loại, thu lãi trên 150 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Phước Công, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định), rau hữu cơ là một trong những mô hình nông nghiệp sạch mang về lợi nhuận cho nông dân. Đối với người trực tiếp trồng rau hữu cơ thì chi phí vốn đầu tư ban đầu thấp, lại sản xuất được quanh năm, làm được cả rau trái vụ. Đặc biệt, mô hình trồng rau của ông Tha hạn chế được những bất lợi do thời tiết gây ra cũng như ít tiêu tốn chi phí các khoản phân vô cơ,  thuốc trừ sâu hóa học, công chăm sóc, lại cho hiệu quả kinh tế cao.
Theo Thăng Bình (Dân Việt)

http://danviet.vn/muon-cach-lam-giau/binh-dinh-trong-rau-theo-cach-nay-bo-tui-hang-tram-trieu-nam-1062441.html

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.