'Than không khói' là quán quân dự án khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Than không khói được làm từ các loại phế thải nông nghiệp như xơ gáo dừa, các loại củi… bảo đảm "4 không": không khói, không mùi, không nổ và không chất kết dính hóa học.

Than không khói đã bắt đầu thương mại hóa thành công
Than không khói đã bắt đầu thương mại hóa thành công



Vượt qua 30 dự án trong chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Nông nghiệp lần 3, dự án sản xuất than không khói đã thuyết phục ban giám khảo để giành giải nhất với giải thưởng 50 triệu đồng sau 2 ngày tranh tài tại hội trường Dinh Độc Lập tối 28-10.

Dự án của nhóm Lê thị Hiền (công ty cổ phần khoa học công nghệ R2D) sử dụng máy xay, đùn, trộn than hay nồi nấu canh khuấy trong sản xuất. Nguyên liệu được tận dụng từ nguồn phế thải nông nghiệp như gáo dừa, vụn than củi, than mùn cưa.

Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tự động hóa đã giúp nhóm dự án này tạo được sản phẩm than không khói, không mùi, không hóa chất, không nổ an toàn và đóng gói tiện lợi cho người sử dụng.

Nhờ đó, than thành phẩm có thể dùng trong các nhà hàng nướng. Phụ nữ sau khi sinh cũng dùng được nhờ độ an toàn cao.

Hiện dự án cũng đã bắt đầu thương mại hóa thành công, nhóm tập trung xây dựng, đẩy mạnh hàng hóa ra thị trường và xuất khẩu ra các nước có giá trị chất lượng cao như châu Âu, Mỹ, Nhật, đồng thời phát triển thị trường nội địa. Hiện sản phẩm này đã cung ứng cho một số hệ thống nhà hàng nướng lớn tại TP.HCM.

Theo nhóm, trong 6 tháng tới, nhóm sẽ ra mắt bếp điện dùng than không khói. Người sử dụng chỉ cần cắm điện, bếp sẽ tự động châm lửa mồi than, sau 5-10 phút là có than để nướng mà không cần phải cặm cụi mồi lửa.


 

Các nhóm dự án khởi nghiệp tại buổi trao giải
Các nhóm dự án khởi nghiệp tại buổi trao giải



Theo đánh giá của đại diện ban giám khảo, điểm ghi nhận trong cuộc thi này là các dự án đều có tính sáng tạo, đổi mới trong việc sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, việc xây dựng dự án với quyết tâm đóng góp những điều hay, tích cực đối với cộng đồng được thể hiện rất rõ.

2 giải nhì, trị giá 20 triệu đồng/giải thuộc về các dự án máy nông nghiệp đa năng Thành Ngân của Nguyễn Văn Tuấn, Bắc Kạn và dự án sản xuất chế phẩm vi sinh từ bột bã mía phục vụ nuôi tôm thâm canh của Trần Phúc Hậu, Bến Tre.

Các dự án vườn sinh thái Ngọc Trà của Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thái Nguyên và hồ tiêu ngũ sắc của Lại Thị Bích, Gia Lai đồng hạng 3 với giải thưởng 15 triệu đồng/giải.

Ban tổ chức còn trao 5 giải khuyến khích trị giá 10 triệu đồng/giải. 7 dự án của thanh niên dân tộc thiểu số đã nhận được học bổng về Tăng cường năng lực kinh doanh IYB do Ủy ban dân tộc & Tổ chức lao động quốc tế trao tặng.

Ngoài ra, 11 dự án đã nhận được học bổng là chuyến tập huấn, tham quan mô hình "Một làng một sản phẩm (OTOP)" tại Thái Lan. Các dự án này bám sát với lĩnh vực nông nghiệp, khai thác tốt nguồn tài nguyên bản địa, do đó tạo được ấn tượng đối với ban giám khảo.

Khởi nghiệp Nông nghiệp là cuộc thi thường niên do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phồi hợp cùng Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức từ năm 2015.

Mục đích của cuộc thi nhằm hỗ trợ những dự án khởi nghiệp có tính khả thi, có yếu tố phát triển bền vững, có tính cộng đồng cao và có thể phát huy hiệu quả tốt.

Như Bình (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.