Nhà khoa học tuyên bố sốc: Virus corona thích nghi "dị thường" với người bệnh mà không cần tiến hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giáo sư Nikolai Petrovsky, nhà nghiên cứu vắc-xin hàng đầu đứng đầu nhóm nghiên cứu về virus corona của Úc tuyên bố có bằng chứng cho thấy virus corona thích nghi một cách "dị thường" với người nhiễm bệnh mà không cần tiến hóa, theo Daily Mail.

 

Các nhà khoa học đã đưa ra bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 có khả năng


Tuyên bố của ông Petrovsky đã đặt ra những câu hỏi mới về nguồn gốc của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (Covid-19) là tự nhiên hay nó có thể đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm.

Theo Daily Mail, ông Petrovsky cho biết, virus này "không phải là trưởng hợp điển hình của virus lây nhiễm từ động vật sang người bình thường vì nó có khả năng "đặc biệt" để xâm nhập vào cơ thể người ngay từ khi nó xuất hiện.

Ông Petrovsky, giáo sư y khoa tại Đại học Flinder ở Adelaide đồng thời điều hành một đơn vị nghiên cứu công nghệ sinh học nói rằng, SARS-CoV-2 đáng ra xuất hiện từ một loài động vật thông qua "một sự kiện kỳ lạ của tự nhiên" nhưng không loại trừ khả năng nó bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

Theo ông Petrovsky, virus mới lây truyền từ động vật thường phải đột biến để thích nghi với vật chủ là con người, nhưng vì lý do chưa giải thích được, SARS-CoV-2 dường như thích nghi hoàn hảo với việc lây nhiễm cho con người mà không cần phải tiến hóa. Nhóm của vị giáo sư này sẽ bắt đầu thử nghiệm trên người đối với vắc-xin Covid-19 vào tháng tới.

"Hiện tại không có bằng chứng về việc virus rò rỉ (từ phòng thí nghiệm) nhưng nó vẫn là một khả năng cho đến khi nó được loại trừ", giáo sư Petrovsky nhấn mạnh.

Ông Richard Ebright, một trong những chuyên gia an toàn sinh học hàng đầu thế giới cũng bình luận rằng việc virus mới có các tính năng bất thường như vậy và xảy ra một cách tự nhiên là "có thể" - nhưng thực tế khó xảy ra.

Trước đó, các nhà nghiên cứu Úc đã công bố kết quả nghiên cứu chứng minh khả năng liên kết với các tế bào của con người của SARS-CoV-2 vượt xa các loài khác. "Điều này cho thấy SARS-CoV-2 là mầm bệnh thích nghi cao ở người", các nhà nghiên cứu nhấn mạnh và đặt ra câu hỏi liệu virus mới phát sinh trong tự nhiên bởi một sự kiện hiếm gặp hay "nguồn gốc của nó nằm ở nơi khác".


https://danviet.vn/nha-khoa-hoc-tuyen-bo-soc-virus-corona-thich-nghi-di-thuong-voi-nguoi-benh-ma-khong-can-tien-hoa-20200524155205213.htm

 

Theo Minh Nhật (Dân Việt/Daily Mail)

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

(GLO)- Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên trầm trọng, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết sẽ cho phép những người có giấy phép hành nghề y do nước ngoài cấp được phép hành nghề hợp pháp tại nước này, theo nguồn tin từ vtv.vn và TTXVN.

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

(GLO)- Chiều 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện này đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu).