Cuối năm nói chuyện thi đua khen thưởng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Còn ít ngày nữa là kết thúc năm kế hoạch 2024. Tổng kết năm và đề ra chương trình, nhiệm vụ cho năm sau của các cơ quan, đơn vị, địa phương... là việc làm thiết thực. Tất nhiên, trong việc tổng kết không thể thiếu phần đánh giá công tác thi đua, khen thưởng.

img-thi-dua-khen-thuong-minh-hoa-1610-8418.jpg
Ảnh: Internet

Thi đua, khen thưởng là nhằm động viên, thu hút, khích lệ mọi cá nhân, tập thể trong năm tới vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong công tác, học tập, lao động sản xuất.

Tổng kết, đánh giá đúng tình hình thực tế, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, không tô hồng, không chạy theo thành tích, nhưng cũng không “cường điệu hóa” những tồn tại, khuyết điểm, yếu kém của cơ quan, đơn vị địa phương mình là việc làm cần thiết. Trong đó có việc đánh giá ưu-khuyết điểm của các cá nhân để từ đó động viên, khích lệ mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích thật sự, có cống hiến, đóng góp cho thành tích chung và cũng chỉ ra những cá nhân chưa tích cực, không hoàn thành nhiệm vụ để góp ý xây dựng khắc phục cho thời gian đến.

Việc bình xét lựa chọn người có thành tích để khen thưởng phải đúng người, đúng việc. Thông qua cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến để đúc rút kinh nghiệm từ những sáng kiến tốt, mô hình hay, việc làm cao đẹp, kinh nghiệm hữu ích nhằm giáo dục, nêu gương. Thi đua đúng, khen thưởng trúng là liều thuốc kích thích phát triển và lan rộng, đem lại hiệu quả thiết thực cho phong trào thi đua yêu nước.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: Thi đua phải xuất phát từ tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc; thi đua từ trong công việc thường ngày, thi đua trong tất cả mọi việc, mọi lĩnh vực, mọi giới, mọi ngành, càng khó khăn càng phải thi đua.

Trên bàn làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay vẫn còn những cuốn sách Người thường đọc, trong đó có cuốn nói về những tấm gương người tốt việc tốt của các giới, các ngành. Những tấm gương sáng được nêu trong các cuốn sách nói trên là các cá nhân đã làm việc ích nước lợi dân, từ việc nhỏ mà có ý nghĩa lớn trong cuộc sống hàng ngày đến những việc lớn như sáng kiến, thành tích trong sản xuất, công tác, học tập; dũng cảm trong chiến đấu quên mình vì Nhân dân.

Các cá nhân có thành tích xuất sắc được các sách báo nêu gương đều được Bác Hồ tặng thưởng huy hiệu của Người.

Trên thực tế, cũng còn không ít nơi chưa coi trọng công tác thi đua, khen thưởng. Công tác thi đua, khen thưởng có nơi, có lúc chưa phát triển đồng đều, liên tục, còn hình thức, thiếu chiều sâu. Một số phong trào thi đua chưa xác định rõ mục tiêu, tiêu chí thi đua cụ thể, nội dung không gắn với việc giải quyết các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Việc đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết phong trào chưa thường xuyên, kịp thời. Công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến tuy có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Một số hoạt động truyền thông chưa dành thời lượng tương xứng để giới thiệu, tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt.

Một số cơ quan, đơn vị chưa có kế hoạch cụ thể tổ chức bồi dưỡng, nhân rộng mô hình, tạo điều kiện để các điển hình tiên tiến có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, lan tỏa tinh thần thi đua, cách làm sáng tạo.

Một trong các nguyên nhân chủ quan của những hạn chế trên là do cấp ủy, người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa chú trọng đúng mức công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào thi đua.

Việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng và việc xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến còn thiếu chiều sâu, không hiệu quả.

Việc khen thưởng, biểu dương, động viên, nhân rộng điển hình tiên tiến chưa chú trọng đúng mức, khen nhiều nhưng thưởng chưa tương xứng, chưa động viên được người thật sự có nhiều cống hiến cho cơ quan, đơn vị, địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Thương chiến đã đến cửa

Thương chiến đã đến cửa

Như vậy, chỉ 5 ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị kịch bản ứng phó cho khả năng chiến tranh thương mại, thì nguy cơ này đã bắt đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế VN.

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Là năm tăng tốc, về đích trong thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) và khởi động cho giai đoạn phát triển mới của đất nước, thế nên tết năm 2025 đã diễn ra hết sức đặc biệt.

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Quán bún riêu nổi tiếng có tuổi đời chục năm ở Hà Nội đã bị đóng cửa ngay đầu năm mới, do hành khách tố phải trả 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún. Khi bị dư luận phản ứng và cơ quan chức năng vào cuộc thì chủ quán thanh minh là "nói đùa" khi tính tiền.

Giải thoát hơn giải hạn

Giải thoát hơn giải hạn

Năng lượng tốt lành đầu năm đáng ra trở thành động năng cho mọi người vào một năm mới an lạc, thế nhưng nhiều người hằn sâu trong tâm trí sự ám ảnh cố hữu: nam sợ La Hầu, nữ sợ Kế Đô, Thái Bạch mất sạch cửa nhà...

Để Việt Nam phát triển nhân lực AI

Để Việt Nam phát triển nhân lực AI

Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã đặt ra nhiều thách thức lớn cho các trường ĐH trong việc định hướng, đổi mới chương trình, chiến lược đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội và thị trường lao động.

Đứng yên hay sẵn sàng thích nghi?

Đứng yên hay sẵn sàng thích nghi?

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, sau khi nghe tin có sự sắp xếp, tổ chức lại bộ máy chính quyền các cấp từ Trung ương tới địa phương, nhiều người “đứng ngồi không yên”, nhất là những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở những đơn vị trong diện dừng hoạt động hoặc sáp nhập vào đơn vị khác.

Đội ngũ tiên phong

Đội ngũ tiên phong

Nửa sau thế kỷ 20 và 1/4 đầu thế kỷ 21, hai tiếng Việt Nam đã vang khắp địa cầu như một biểu tượng của tinh thần quật cường và độc lập dân tộc; của lương tri và phẩm giá; của tinh thần đổi mới và hội nhập mạnh mẽ, thành công.