Thu hồi xe cũ nát: Bài toán nan giải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Việc Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản đề nghị Hà Nội và TP HCM thực hiện giải pháp: "Thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không bảo đảm tiêu chuẩn lưu hành, gây ô nhiễm môi trường trong TP" khiến không ít người băn khoăn về tính khả thi.

Thực ra, việc đề nghị thu hồi và loại bỏ các phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường không phải là vấn đề mới, nếu không muốn nói là những kiến nghị, đề xuất và cả giải pháp liên quan tới vấn đề này đã được đưa ra từ khá lâu. Những đề nghị này dù xuất phát từ mục đích bảo vệ môi trường hay tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phát triển phương tiện giao thông công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân... đều đề cập việc thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, đặc biệt là xe máy.

Dễ hiểu vì sao các phương tiên giao thông cũ nát, nhất là xe máy, lại vào "tầm ngắm" thu hồi và loại bỏ. Do điều kiện phát triển, nước ta hiện là một trong những quốc gia sử dụng xe máy nhiều nhất thế giới, cả về con số tuyệt đối cũng như tính theo tỉ lệ dân số, đặc biệt là ở các TP lớn như Hà Nội và TP HCM... Theo thống kê, hiện cơ quan chức năng ở Hà Nội quản lý khoảng 6,7 triệu ôtô và xe máy, trong đó hơn 5,7 triệu xe máy. Trong khi đó, TP HCM hiện có gần 9 triệu phương tiện cá nhân, gồm hơn 825.000 ôtô và hơn 8,12 triệu xe máy. Đây là số ôtô và xe máy mang biển kiểm soát của 2 TP lớn nhất nước, chưa kể lượng xe của người dân ngoại tỉnh mang vào sử dụng.

Phương tiện giao thông cá nhân quá nhiều, trong đó tỉ lệ xe cũ nát chiếm một phần đáng kể nên dẫn tới những hệ lụy như nguy cơ mất an toàn giao thông, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hạ tầng giao thông cũng như cản trở sự phát triển của các phương tiện giao thông công cộng.

Do vậy, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, nhất là xe máy cũ nát, là cần thiết, đã được đặt ra từ lâu. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một đề xuất hay giải pháp nào thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả. Có nhiều khó khăn, vướng mắc, trong đó vướng nhất là quy định của luật pháp và thực tế cuộc sống khi chiếc xe máy gắn quá chặt với việc đi lại và sinh kế của hàng triệu người lao động mà đa phần là thu nhập thấp, bấp bênh.

Thế nên, bất kỳ một giải pháp nào nhằm hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là xe máy, đều phải nhìn dưới góc độ đa chiều, giải quyết vấn đề từ luật pháp tới tác động xã hội, trong đó có việc liên quan tới cuộc sống, "miếng cơm manh áo" của hàng triệu người.

Bất kỳ một đề xuất, giải pháp nào đối với việc hạn chế, thu hồi phương tiện giao thông cá nhân, dù cũ nát, nếu không giải được bài toán trên đều không có tính khả thi, khó đi vào cuộc sống.

Theo Phạm Dương (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.