Câu chuyện giáo dục: Đừng 'nấu cơm', 'dọn sẵn' mỗi mùa thi !

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

'Giáo dục phải phát huy tối đa năng lực, phẩm chất người học' là thông điệp ý nghĩa từ hội thảo đổi mới GD-ĐT vì mục tiêu phát triển bền vững tổ chức tại Đà Nẵng cuối năm 2020.

 

  Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 (ảnh minh họa) - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 (ảnh minh họa) - Ảnh: Đào Ngọc Thạch


Đây cũng là định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông mà chúng ta đang theo đuổi. Nhưng thẳng thắn nhìn vào quá trình thực dạy và thực học hiện nay ở nhiều trường phổ thông mới thấy chúng ta còn một hành trình dài đầy gian nan phía trước để thực hiện điều này.

Một thực tế tồn tại trong giáo dục bao lâu nay là cách dạy và thi nặng về lý thuyết, chú trọng kiến thức và “gạo” bài theo kiểu học thuộc lòng. Học theo mẫu, làm theo mẫu là một trong những phương pháp dẫu cũ mòn nhưng vẫn được ưu ái sử dụng bởi thầy sợ trò “trật đường ray”, “sai lối mòn”...

Trước mỗi kỳ thi, học sinh cứ ê a học từng trang giấy A4 chi chít chữ đề cương ôn tập các môn học. Hàng chục câu hỏi với những vấn đề trọng tâm được soạn sẵn chi li từng đáp án buộc trò phải học, phải nhớ nếu muốn đạt điểm cao.

Khá nhiều thầy cô thường biện minh rằng để trò tự soạn sẽ thiếu sót nên soạn giúp trò từng gạch đầu dòng. Việc của học trò chỉ là học, học và học. “Nấu cơm”, “dọn sẵn” là câu chuyện khá phổ biến mỗi mùa thi ở nhà trường phổ thông hiện nay.

Thay vì buộc trò phải tư duy, suy nghĩ, tổng kết và hệ thống hóa kiến thức cuối kỳ, thầy đã “ra tay” giúp trò. Thay vì hướng dẫn để trò liên hệ và vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, thầy đã chu toàn mọi thứ.

Phát huy năng lực và phẩm chất của người học - giấc mơ ấy hẳn còn xa vời nếu đề thi các môn vẫn cứ chăm chăm vào việc kiểm tra kiến thức và khả năng ghi nhớ của học sinh. Bao giờ những trang A4 đề cương ôn tập chi chít chữ còn tồn tại thì khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tự học cùng vô số phẩm chất, năng lực sẽ còn bị thui chột.

Xin đừng “nấu cơm” và “dọn sẵn” mỗi mùa thi như thế!

 

Theo Nguyễn Hùng (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Luật cần hợp lý lẫn tình

Luật cần hợp lý lẫn tình

Không muốn ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) dù doanh nghiệp (DN) sẵn sàng tiếp nhận và bảo đảm các quyền lợi theo luật định là tình trạng có thật, đang xảy ra ở nhiều DN tại khu vực phía Nam.
Trách nhiệm xung quanh cuộc gọi 'rác'

Trách nhiệm xung quanh cuộc gọi 'rác'

Những cuộc gọi "rác" không chỉ gây phiền toái mà còn ẩn chứa cả các rủi ro lừa đảo mà trong thực tế thì không ít nạn nhân đã mất nhiều tiền, thậm chí lên đến hàng tỉ đồng. Vì thế, việc ngăn chặn tình trạng "dội bom" các cuộc gọi "rác" cần sớm giải quyết triệt để.
Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Mới đây, một lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong thời gian tới của bộ này sẽ tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc, không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế.
Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

Hơn 3 năm trước, ngày 26.1.2021, tôi đã viết bài Một cuộc kiện vĩ đại để hưởng ứng cuộc kiện của bà Trần Tố Nga, một nạn nhân của chất độc da cam, khởi kiện các công ty hóa chất lớn đã cung cấp "thuốc diệt cỏ" và thả xuống miền Nam VN cùng hai nước Lào và Campuchia ngày trước.