Xuất khẩu gạo: Thừa thủ tục, thiếu minh bạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không có gì rối rắm như điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian vừa qua. Cả ba bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính, Công thương đều có vai trò và có tiếng nói trong công việc này.

 

Chưa hết, qua được các bộ thì vẫn có thể không qua nổi hải quan. Vào phút chót tờ khai hải quan có thể không mở được hoặc bị thất lạc ở trên mạng.

Và thế là gạo bị tấp đống hàng trăm ngàn tấn ở ngoài các bến cảng. Lỗ lã cho các doanh nghiệp lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng.

Tại sao hệ thống đăng ký tờ khai xuất khẩu chỉ được mở vào lúc nửa đêm?

Tại sao những doanh nghiệp đã ký được hợp đồng, đã có hàng chờ ở cảng lại không mở được tờ khai, mà những doanh nghiệp chưa có đủ hợp đồng lại làm được điều này?

Tại sao các doanh nghiệp trúng thầu chưa đủ gạo bán cho dự trữ nhà nước lại là các doanh nghiệp mở được tờ khai xuất khẩu?

Thì ra, nhiều thủ tục với nhiều minh bạch là hai chuyện khác nhau. Và chuyện sau mới thật sự là quan trọng, chứ không hẳn là chuyện trước.

Thành tựu được cả thế giới ghi nhận của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 có được nhờ vào một số nguyên nhân, nhưng trước tiên là nhờ vào sự minh bạch.

Có thể nói chưa bao giờ sự minh bạch được coi trọng như vậy. Chúng ta đã bảo đảm đến ba tầng của sự minh bạch: F0, F1, F2.

Tầng thứ nhất (F0) là bệnh nhân nguồn; tầng thứ 2 (F1) là những người tiếp xúc với bệnh nhân nguồn; tầng thứ 3 (F2) là những người tiếp xúc với những người tiếp xúc bệnh nhân nguồn.

Do bảo đảm được sự minh bạch như vậy nên chúng ta đã đề ra được các giải pháp điều trị, cách ly, giãn cách xã hội phù hợp và hiệu quả.

Kinh nghiệm của cuộc chiến chống đại dịch cho thấy chỉ cần thiếu minh bạch ở bất cứ một khâu nào, công lao của cả hệ thống sẽ bị đổ xuống sông, xuống biển.

Minh bạch đã mang lại thành công cho cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 thì cũng hoàn toàn có thể mang lại thành công cho việc điều hành xuất khẩu gạo.

Trước tiên, ở tầm chính sách, phải làm rõ được những vấn đề sau đây:

1. Việc hạn chế xuất khẩu gạo để bảo đảm an ninh lương thực trong thời kỳ khủng hoảng có thật sự cần thiết không?

2. Lượng gạo cần phải giữ lại trong nước là bao nhiêu?

3. Hạn chế xuất khẩu gạo như vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của những người trồng lúa như thế nào?

4. Cách thức để giảm thiểu và bù đắp thiệt hại cho những người trồng lúa là những cách thức gì?

5. Dự trữ nhà nước sẽ phải mua bao nhiêu gạo và giá cả như thế nào là hợp lý?

Hai là ở tầm kỹ thuật, những vấn đề sau phải được làm rõ:

1. Hạn chế xuất khẩu để giữ lại gạo trong nước bằng cách nào là tốt nhất?

2. Áp đặt quota xuất khẩu có phải là giải pháp hiệu quả nhất không?

3. Nếu chính sách quota xuất khẩu được lựa chọn thì lượng quota của hằng tháng là bao nhiêu, đến cuối năm là bao nhiêu?

4. Việc phân bổ quota được thực hiện theo nguyên tắc nào? Tại sao theo những nguyên tắc đó lại bảo đảm hiệu quả và công bằng?

5. Hải quan phải bảo đảm thủ tục như thế nào để những doanh nghiệp đã được cấp quota thì có thể xuất khẩu một cách nhanh chóng?

6. Vận hành phần mềm mở tờ khai xuất khẩu như thế nào? Ai phải chịu trách nhiệm về lỗi của phần mềm này?...

Sự minh bạch như trên chắc chắn sẽ làm giảm bớt quyền độc đoán của các quan chức, nhưng cũng chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả của công tác quản lý xuất khẩu gạo.

Áp lực phải minh bạch trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 đang là một lợi thế. Chúng ta cần phải tận dụng cơ hội hiếm có này để chuyển áp lực đó sang cho tất cả mọi lĩnh vực của nền quản trị quốc gia.

 

Theo TS NGUYỄN SĨ DŨNG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.