Đừng thốt lời vô cảm!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Hình ảnh một cụ già 90 tuổi đạp xe đến tặng vài bó rau tự trồng và 20.000 đồng cho khu cách ly vì dịch Covid-19 tại xã Thạch Ngọc (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đã gây xúc động xã hội trong những ngày qua.

 

Trong cơn hoành hành của dịch bệnh, cả nước nỗ lực phòng chống, mỗi người tự ý thức phòng ngừa và nếu có thể, đều chung tay giúp đỡ người khác. Có doanh nghiệp đóng góp vài chục tỉ đồng nhưng cũng có người vài trăm ngàn đồng, thậm chí chỉ là những món quà quê đậm nghĩa tình như trên. Món quà nào cũng đáng quý, đáng trân trọng trong lúc cả quốc gia đang phải hy sinh nhiều thứ để ngăn chặn dịch bệnh.

Thế nhưng, trong những ngày "nước sôi lửa bỏng" này, có một nữ diễn viên lại lên mạng xã hội phê phán, dè bỉu nhiều nghệ sĩ góp tiền kêu gọi mọi người chung tay phòng chống dịch bệnh. Bài viết của cô đã gây sự chú ý nhưng đáng buồn là bởi sự kệch cỡm của nó. Trong tình huống bao người lo lắng vì dịch bệnh, nhận thức của cô ta thể hiện qua những dòng chữ trên đã cho thấy tầm văn hóa của mình. Nhiều người cũng phát hiện chính diễn viên này đã từng gây dậy sóng dư luận cách đây vài tuần, khi viết trên Facebook: Cảm ơn Covid-19, "chết bớt cho rộng chỗ...".

Chúng ta cũng không lạ gì những "nghệ sĩ nửa mùa" muốn tạo xì-căng-đan để gây chú ý. Thế nhưng, có những ranh giới nhất định không được bước qua, những niềm tin không được xâm phạm. Về mặt cá nhân, không ai có tư cách phê bình tâm tính tốt đẹp và hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, xã hội. Về mặt xã hội, những hành vi cản trở những nỗ lực vì lợi ích của cộng đồng phải bị nghiêm trị. Tung tin không kiểm chứng, phao tin đồn nhảm, đùa bỡn về dịch bệnh... đều bị xử lý nghiêm khắc trong thời gian qua. Không lý do gì chúng ta để tồn tại những dòng cảm xúc xấu xí, vô cảm với cộng đồng như thế tồn tại.

Nước ta cùng với thế giới đang gồng mình chống chọi với dịch Covid-19. Dù không đóng góp được nhiều thì từng cá nhân có ý thức tự cách ly để không gây hại đến người khác. Trong lúc này, bao tấm gương hy sinh để tiếp thêm động lực cho cộng đồng có niềm tin vào cuộc chiến chống dịch.

"Hãy dành máy thở cho những bệnh nhân trẻ hơn. Tôi đã có một cuộc đời thật đẹp rồi". Câu nói của cụ bà Suzanne Hoylaerts (90 tuổi, ở TP Binkom - Bỉ) đã gây xúc động toàn thế giới sau khi nhường máy thở cho người khác và qua đời vì dịch Covid-19. Tại Ý đã có 60 bác sĩ chết vì nhiễm bệnh sau một thời gian dài nỗ lực cứu chữa cho bệnh nhân Covid-19. Hàng vạn y - bác sĩ trên khắp thế giới kiệt sức, không gặp được người thân, không có thời gian chăm sóc bản thân đang sát cánh cùng bệnh nhân... không một lời than van.

Tại Việt Nam, trong những ngày này do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhiều người thất nghiệp nên các mạnh thường quân tổ chức hàng trăm điểm phát cơm miễn phí, hàng trăm chuyến xe từ thiện đưa thực phẩm, nước sạch đến với người dân khó khăn. Nhà nước cũng đã đưa ra hàng loạt chính sách chăm lo cho người dân bị ảnh hưởng... Trong lúc nghĩa đồng bào được phát huy, tình nhân sinh được kết nối thì những lời vô cảm như của cô diễn viên trên trở thành lạc loài trong chính xã hội mình đang sống.

 

Theo Hiếu Nghi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam