Chủ động phòng tránh thiên tai vì an toàn cuộc sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lửa đã tắt. Những cánh rừng miền Trung hy vọng sẽ hồi sinh phần nào vì trời đã có mưa. Tuy nhiên, nguy cơ đối mặt với lũ quét, sạt lở đất trong những ngày tới lại cận kề, nhất là khi rừng không còn. Biến đổi khí hậu đang tác động ngày càng rõ rệt đến cuộc sống con người. Dự báo năm nay, thời tiết sẽ diễn biến bất thường và khốc liệt hơn. Vì vậy, việc chủ động phòng tránh thiên tai vì sự an toàn cuộc sống người dân là yêu cầu hết sức bức thiết.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương phòng-chống thiên tai cho thấy, tuy xảy ra ít hơn các năm trước, nhưng năm 2018, thiệt hại do thiên tai gây ra cho nước ta cũng hết sức nặng nề: 224 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế 20.000 tỷ đồng (thấp hơn năm 2017 với 386 người thiệt mạng, số tiền thiệt hại lên tới 60.000 tỷ đồng). Thiên tai đã khiến hàng trăm gia đình phải mất người thân, cuộc sống của hàng vạn gia đình trong cả nước bị đảo lộn. Còn hàng chục ngàn tỷ đồng thiệt hại chính là nhà cửa, ruộng vườn, tài sản của hàng trăm ngàn người dân bị hư hại; nhiều công trình đường sá, cầu cống, trường học, công sở... bị sụp đổ, bị lũ lụt cuốn trôi.
Diễn tập chữa cháy rừng. Ảnh: Ngọc Sang
Diễn tập chữa cháy rừng. Ảnh: Ngọc Sang
Tuy chưa phải vào mùa cao điểm nhưng từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 12 loại hình thiên tai, làm 23 người chết, thiệt hại kinh tế lên đến gần 400 tỷ đồng. Hiếm khi ngay từ đầu năm đã xuất hiện bão. Thế mà, cơn bão đầu tiên xuất hiện trong tháng 1 từ Cà Mau đến Kiên Giang đã gây thiệt hại nặng cho khu vực này. Hay như đợt nắng nóng đỉnh điểm mấy ngày qua đã làm lửa bùng phát mạnh, gây cháy hàng ngàn héc ta rừng ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Chỉ cần một mồi lửa nhỏ của người dân đốt rác trong vườn nhà, lửa đã lây lan ra những cánh rừng trồng, cộng với nắng nóng và gió phơn Tây Nam thổi mạnh, biến Hà Tĩnh trở thành chảo lửa, thiêu rụi những cánh rừng mà người dân đã mất công bao năm chăm bẵm.
Trong thiên tai, còn có cả nhân tai!
Những cơn mưa do áp thấp nhiệt đới mang lại trong những ngày này được xem là mưa vàng, mưa bạc, không những chấm dứt nắng nóng để người dân dễ thở hơn mà còn là niềm hy vọng sẽ giúp hồi sinh những cánh rừng vừa bị cháy. Thế nhưng, một mối nguy cơ khác lại hiển hiện khi người dân, nhất là người dân các tỉnh miền núi, phải chuẩn bị đối mặt với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất đe dọa. 
Một mùa mưa lũ khắc nghiệt nữa lại bắt đầu. Theo dự báo, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên thời tiết năm nay có những biến đổi khó lường và khắc nghiệt hơn. Bão có thể sẽ ít hơn nhưng cường độ sẽ mạnh hơn, diễn biến cũng bất thường hơn. Số trận mưa lớn gây lũ ống, lũ quét cũng sẽ khốc liệt hơn năm 2018.
Để phòng ngừa rủi ro, ứng phó với thiên tai hữu hiệu, không chỉ thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” mà rất cần sự chủ động, kịp thời, chính xác của công tác cảnh báo dự báo thiên tai. Trên thực tế, công tác này ở nước ta đến nay vẫn chưa đạt yêu cầu, nhất là công tác cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở miền núi. Chủ động phòng tránh cũng không phải chỉ là những phương án đối phó ngay sát mỗi cơn mưa, mà cần có kế hoạch dài hơi hơn, quy hoạch bài bản hơn khi xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế dân sinh để đảm bảo an toàn trước thiên tai. Cũng bởi, sự tác động của con người làm cho sức tàn phá của thiên nhiên khốc liệt hơn. Việc xây dựng những công trình hạ tầng lấn chiếm, làm co hẹp dòng chảy các dòng sông; những dự án kinh tế, thủy điện chặt phá nhiều diện tích rừng mà không được trồng lại kịp thời đã phá tan hệ sinh thái tự nhiên; hầm mỏ khai khoáng đã làm biến đổi địa chất, tạo thành những túi nước khổng lồ trong lòng đất hoặc trên núi cao, chỉ chực chờ bục ra cuốn phăng tất cả ở vùng hạ du.
Phòng tránh và giảm thiểu rủi ro là vấn đề căn bản trong ứng phó với thiên tai. Vì vậy, để giảm nhẹ thiệt hại của thiên tai, sự chủ động, kịp thời, hiệu quả của các bộ ngành, địa phương là hết sức cần thiết. Đó cũng là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị triển khai công tác phòng-chống thiên tai trước mùa mưa bão năm nay nhằm đảm bảo an toàn cho cuộc sống người dân.
Nguyễn Vân

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.