NÓI THẲNG: Thư gửi Bộ trưởng Y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thưa bà Bộ trưởng Bộ Y tế! Chúng tôi không thực sự chắc chắn câu chuyện dưới đây thuộc quyền quản lý của bà nhưng do nhân vật là nhân sự ngành y nên nghĩ rằng bà có thể chia sẻ với chúng tôi.
 

"Đó là câu chuyện một y sĩ chỉ 22 tuổi đã mở lòng cưu mang một bệnh nhân tâm thần mất trí nhớ suốt 26 năm dài. Vị bác sĩ ở Quảng Ngãi này đã kiên trì chờ đợi cho đến năm thứ 26 để "ông điên" nhớ ra một vài từ khóa quê cũ, rồi theo đó đi tìm người thân cho bệnh nhân - hay là người "em nuôi".

 

 Bác sĩ Phạm Hồng Thái (phải) cùng ông Nguyễn Văn Đông
Bác sĩ Phạm Hồng Thái (phải) cùng ông Nguyễn Văn Đông



Cuộc trùng phùng của họ được tường thuật trên Người Lao Động Online hôm 17-3 vừa qua, đã khiến trái tim bao người tan chảy. Thật tuyệt!

Chúng tôi ước ao bà đã có thể đọc được, nhất là các bình luận của độc giả. Họ hạnh phúc vì được truyền cảm hứng tốt đẹp. Và nó rất gần với ngày Quốc tế Hạnh phúc 20-3.

Chúng tôi không dám nghi ngờ cảm xúc riêng tư của bà vì bà cũng là thầy thuốc khi biết câu chuyện đẹp ấy. Nhưng nhiều người muốn biết liệu bà có thể làm gì đó để lan tỏa điều tốt đẹp này trong vai trò nhà quản lý cao nhất ngành?

Thật ra, trong lịch sử y tế nước nhà cũng như của nhân loại, đã có biết bao thầy thuốc hết lòng vì người bệnh. Chỉ vài năm trước đây thôi, đã có những vị hy sinh trong cuộc đối đầu chống dịch nguy hiểm, không chờ đợi được vinh danh.

Chúng tôi có nhiều bạn bè là thầy thuốc nên khá chắc rằng họ không bao giờ cần hoặc thậm chí xa lánh sự tung hô!

Nhưng thành tựu y tế không chỉ nhờ duy nhất thầy thuốc, phải không thưa bà? Mà, còn bởi cái tâm an của xã hội, cái tinh thần cộng đồng tin cậy thầy thuốc.

Theo cách không chuyên, chúng tôi hiểu rằng các cao tổ y học có dặn dò thầy thuốc cũng cần chữa cả nhân tâm nữa thì sức khoẻ chúng ta mới thêm khỏe khoắn.

Nhân tâm vào ngành y đang như thế nào, thật chẳng dám tổng kết nhưng cũng dễ thấy nhiều chuyện bất an nơi cửa nhà thương. Nhiều bác sĩ đã bị tấn công bạo lực và có bác sĩ lại làm tiền bệnh nhân. Có dấu hiệu, nhân tâm bất an trong mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân.

Chúng tôi hy vọng sự ghi nhận của Bộ trưởng về câu chuyện vị bác sĩ đầy lòng nhân ái này sẽ là một liều thuốc bổ trị liệu bệnh bất an, thì hy vọng này có viễn vông không?

(Dù có thể ông ấy chẳng màng gì đâu).

Ông ấy, đã thầm lặng từ thuở thanh niên đến nay đã qua trung niên rồi.

Nhưng không tỏ lòng biết ơn những nghĩa cử nhân bản, lòng người sao có thể bình yên được?

Không rung động trước vẻ đẹp của tình người, cách nào để chúng ta nhận diện và mưu cầu hạnh phúc - một trạng thái sức khỏe dồi dào?

Chúc bà và quý thầy thuốc thêm vui từ câu chuyện này!.




Bác sĩ PHẠM HỒNG THÁI

(Trưởng Trạm Y tế xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)




Sinh năm 1973; quê quán xã Bình Châu.

Quá trình công tác:

- Năm 1994, tốt nghiệp y sĩ Trường Trung cấp y tế Quảng Ngãi, về nhận công tác tại Trạm y tế xã Bình Châu.

- Năm 1997, ông được cử đi học bác sĩ tại Thừa Thiên - Huế.

- Năm 2001, sau khi tốt nghiệp, tiếp tục về nhận công tác tại Trạm y tế xã Bình Châu. Đến năm 2009 làm Trưởng trạm y tế cho đến nay.

Về khen thưởng: Ngoài những bằng khen do Sở Y tế Quảng Ngãi cấp hằng năm, ông còn được nhiều bằng khen của tỉnh Quảng Ngãi, Bộ Y tế. Năm 2015 được bằng khen của Bộ Y tế thực hiện tốt công tác tổ chức, tuyên truyền chiến dịch sởi rubela. Năm 2016 được bằng khen của Bộ Y tế về thực hiện tốt công tác y tế dự phòng. Năm 2017 được bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ngãi về Tấm gương bình dị mà cao quý.


Châu Nam (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.