Thanh niên tình nguyện tham gia khắc phục hậu quả bão Yagi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sau khi cơn bão Yagi tàn phá khu vực Hà Nội, thanh niên tình nguyện đã có mặt kịp thời trên các nẻo đường và các khu dân cư để hỗ trợ người dân, lực lượng chức năng khắc phục hậu quả.

Sáng nay 8.9, trên các nẻo đường của thủ đô Hà Nội như một bãi chiến trường, ngổn ngang cây đổ và các vật dụng bị bão Yagi làm hư hại. Ngay sau khi bão tan, lực lượng thanh niên tình nguyện đã có mặt để cùng các đơn vị chức năng khắc phục hậu quả của cơn bão này.

Họ hối hả dọn dẹp các con đường, cưa các cây đổ, vận chuyển để khai thông các tuyến đường; dọn dẹp nhà cửa bị bão tàn phá của các hộ dân và ra cánh đồng dựng lại những ruộng lúa bị gió quật đổ rạp.

Theo Thành đoàn Hà Nội, trước biến động phức tạp của cơn bão số 3 (Yagi), Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã chỉ đạo ban thường vụ các quận, huyện, thị đoàn trên địa bàn thành lập 579 đội hình "Thanh niên tình nguyện xung kích" sẵn sàng tham gia ứng phó, hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.

Ngay trong chiều 7.9, lực lượng đoàn viên đã được tập huấn nhiệm vụ tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng theo sự điều phối của Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai các cấp.

Các đội hình tình nguyện đã triển khai các hoạt động để hỗ trợ, giải quyết các hậu quả bão gây ra, cập nhật liên tục thông tin về cơn bão, tuyên truyền cho người dân về phòng chống thiên tai, cứu nạn cứu hộ; xử lý cây đổ, trang bị các dụng cụ cần thiết cho người dân, như áo mưa, ủng, phao, áo phao, đèn pin, bạt và túi trùm...; sẵn sàng, linh hoạt trước mọi tình huống xảy ra.

Các thanh niên tình nguyện còn thăm hỏi người già neo đơn, bố trí các địa điểm tránh trú bão an toàn, hỗ trợ và đảm bảo nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân.

Trong sáng nay, ngay sau khi bão tan, thanh niên thủ đô xung kích cùng lực lượng chức năng bắt tay khắc phục hậu quả cơn bão, dọn dẹp cây đổ, vệ sinh môi trường…

Chùm ảnh ghi nhận tại các quận: Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Long Biên; huyện: Mê Linh, Phúc Thọ, Thạch Thất...

Thanh niên tình nguyện dọn dẹp cây cối bị bão quật đổ

Thanh niên tình nguyện dọn dẹp cây cối bị bão quật đổ

Giúp dân chằng chống lại nhà cửa

Giúp dân chằng chống lại nhà cửa

Sau bão hàng loạt cây xanh bị bão quật đổ

Sau bão hàng loạt cây xanh bị bão quật đổ

Giúp dân dựng lúa bị đổ rạp sau bão

Giúp dân dựng lúa bị đổ rạp sau bão

Đường phố Hà Nội ngổn ngang sau bão

Đường phố Hà Nội ngổn ngang sau bão

Nhiều con đường cây đổ bít lối đi

Nhiều con đường cây đổ bít lối đi

Cùng lực lượng chức năng cưa những cây lớn đổ chắn ngang đường

Cùng lực lượng chức năng cưa những cây lớn đổ chắn ngang đường

Thanh niên tình nguyện cùng người dân dọn cây bị gãy đổ do bão tại khu dân cư

Thanh niên tình nguyện cùng người dân dọn cây bị gãy đổ do bão tại khu dân cư

Dọn dẹp trường học sau bão

Dọn dẹp trường học sau bão

Theo Vũ Thơ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đại úy quân nhân chuyên nghiệp nuôi quân giỏi

Đại úy quân nhân chuyên nghiệp nuôi quân giỏi

(GLO)-

Năng nổ, nhiệt tình, chịu khó, cẩn trọng là những đức tính nổi bật của Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Thị Nga, nhân viên Phòng Hậu cần-Kỹ thuật Lữ đoàn 273 (Quân đoàn 3). Chính vì thế, chị được tuyên dương là một trong những điển hình tiến tiến trong phong trào thi đua quyết thắng.

Thượng úy Phạm Thanh Tú vào top 10 Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc

Thượng úy Phạm Thanh Tú vào top 10 Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc

(GLO)- Thông tin từ Tỉnh Đoàn Gia Lai, Thượng úy Phạm Thanh Tú-cán bộ Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai là 1 trong 10 thí sinh xuất sắc nhất được lựa chọn tham gia vòng chung kết cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc.
Vì sao giới trẻ ngại nói ở đời thực?

Vì sao giới trẻ ngại nói ở đời thực?

(GLO)- Trong thời đại số hiện nay, giới trẻ có xu hướng trao đổi qua tin nhắn, mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok… Bởi họ cảm thấy khó khăn và thiếu tự tin khi giao tiếp trực tiếp. Điều này, có phải là hồi chuông cảnh báo sự phát triển kỹ năng của giới trẻ và xây dựng mối quan hệ xã hội không?

Nữ sinh mồ côi mong được giúp đỡ để viết tiếp giấc mơ đại học

Nữ sinh mồ côi mong được giúp đỡ để viết tiếp giấc mơ đại học

(GLO)- Mẹ mất, bố bỏ xứ đi để lại 3 chị em Nguyễn Thị Yến (18 tuổi, tổ dân phố 1, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh) bơ vơ phải nương nhờ nhà anh chị họ. Thế nhưng, bằng nghị lực, em đã vượt qua và thi đỗ đại học. Tuy nhiên, giấc mơ giảng đường đại học của em có nguy cơ dừng lại vì thiếu tiền nộp học.