Từ blogger đến triệu phú kinh doanh online

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Là gương mặt trẻ rất thành công với các dự án kinh doanh online, 9X quê Gia Lai Phùng Thị Thảo Nhung vừa ra mắt sách “Kinh doanh online kiếm tiền bạc tỷ”.

Cuốn sách cung cấp nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý cho các bạn trẻ đang ấp ủ ước mơ khởi nghiệp từ kinh doanh online.

Từ số 0 đến thu nhập triệu đô

Sách “Kinh doanh online kiếm tiền bạc tỷ” là sự đúc rút, chiêm nghiệm trong 11 năm kinh doanh online của Phùng Thị Thảo Nhung. Bằng sự trải nghiệm của bản thân, nhìn thấy cơ hội kiếm tiền trong kỷ nguyên số, chị Nhung đã kể lại câu chuyện đầy cảm hứng khi đi từ con số 0 đến mức thu nhập triệu đô như hiện tại.

Tác giả chia sẻ: “Đã có hơn 3.000 người đi cùng con đường với tôi, tham khảo lộ trình tôi chia sẻ với họ và từng bước nâng cao thu nhập. Hầu hết họ có mức thu nhập 300-500 triệu đồng/tháng. Đó là những con số mà 11 năm trước tôi mơ ước”. Điều gì mang đến thành công của 9X người Gia Lai này?

Từ những trải nghiệm du lịch qua gần 40 quốc gia trên thế giới, năm 2013, Phùng Thị Thảo Nhung bắt đầu sự nghiệp kinh doanh online bằng cách viết blog về du lịch (travel blogger). Sau đó, Nhung phát triển trang blog thành website phuotvivu.com, đồng thời làm đại lý du lịch trực tuyến (online travel agency) chuyên về du lịch tự túc.

Sau khi phát triển 1 dự án thành công, chị làm tiếp 4 dự án du lịch khác với mô hình và cách thức tương tự. Đồng thời, chị còn kinh doanh homestay và căn hộ cho thuê Airbnb. Hiện tại, chị là founder (nhà sáng lập) của nhiều website, dự án online đem về lợi nhuận tiền tỷ mỗi tháng.

Ở tuổi ngoài 30, 9X này sở hữu nhiều bất động sản ở những thành phố du lịch như: Quy Nhơn, Đà Nẵng, Hà Giang. Chị báo đáp cha mẹ bằng 1 căn nhà mới xây trên đường Phạm Ngọc Thạch (phường Đống Đa, TP. Pleiku).

Chị Phùng Thị Thảo Nhung và cuốn sách dạy kinh doanh online trong kỷ nguyên số (ảnh nhân vật cung cấp).

Chị Phùng Thị Thảo Nhung và cuốn sách dạy kinh doanh online trong kỷ nguyên số (ảnh nhân vật cung cấp).

Cựu học sinh Trường THPT Pleiku chia sẻ: “Sau dịch Covid-19, mọi dự án về du lịch của tôi phải ngừng hoạt động. Khi đó, tôi nghĩ tới việc “đóng gói” kinh nghiệm làm kinh doanh online của mình thành các dự án kinh doanh sản phẩm số, các khóa học online hướng dẫn về kinh doanh online”.

Nghĩ và bắt tay vào làm ngay, đến nay, chị đã đào tạo trên 3.300 học viên khắp thế giới. Nhiều bạn đã thành công, đạt mức thu nhập từ 20 triệu đến 500 triệu đồng khi áp dụng mô hình kinh doanh do chị Nhung hướng dẫn.

Trong 5 tháng cao điểm dịch Covid-19 (năm 2021), chị kiếm được 1 tỷ đồng đầu tiên từ kinh doanh khóa học online này. Đây là khóa học dạy 11 cách kiếm tiền online như: cách làm website, hướng dẫn viết content (nội dung), SEO, cách tăng traffic (tương tác) cho website, xây dựng kênh và mạng xã hội, quay và chỉnh sửa video.

Đối với những bạn trẻ đang làm sáng tạo nội dung hoặc có ý định khởi nghiệp qua con đường này, khóa học online của chị Nhung đã đánh trúng vào xu hướng khởi nghiệp mới mẻ, tiết kiệm thời gian, công sức. Khóa học cung cấp đầy đủ công cụ để làm trang web một cách bài bản. Việc viết content cũng trở nên dễ thực hiện hơn.

Bạn trẻ Hoài Ngọc (hiện sinh sống tại Nhật Bản) là một người sáng tạo nội dung số và đang là chủ kênh “Hoài Ngọc đến rồi”. Sau khi học xong khóa kinh doanh online tự động của cô giáo Phùng Thị Thảo Nhung, Ngọc bắt tay thực hiện dự án dựa vào kiến thức, sở trường, thế mạnh riêng. Ngọc kiếm được 100 triệu đồng đầu tiên sau 3 tháng bán dự án kinh doanh online. Công việc mang lại thu nhập chủ yếu của Ngọc đến từ kinh doanh khóa học và dịch vụ Airbnb, nền tảng cho thuê phòng, căn hộ.

“Kiếm tiền từ chất xám bao giờ cũng bền vững”

Với quy trình tự động hóa kinh doanh online cho phép Phùng Thị Thảo Nhung chu du khắp nơi trên thế giới mà vẫn có nguồn thu nhập. Ảnh: NVCC

Với quy trình tự động hóa kinh doanh online cho phép Phùng Thị Thảo Nhung chu du khắp nơi trên thế giới mà vẫn có nguồn thu nhập. Ảnh: NVCC

Phùng Thị Thảo Nhung bộc bạch: Chị khao khát làm giàu từ chất xám, trí tuệ của mình và có thể giúp đỡ nhiều người dựa vào khả năng, kinh nghiệm và lợi thế của mỗi người. Ai cũng có khả năng riêng và kiếm tiền từ chất xám bao giờ cũng bền vững, ít rủi ro. Nhưng kinh doanh online cũng không phải là con đường rải đầy hoa hồng.

Chị Nhung từng làm thống kê nhỏ, đó là 500 người tham gia khóa học nhưng chưa tới 1/10 trong số đó làm website. “Khóa học có thể cho bạn phương pháp, giống như trao cần câu, nhưng nếu người học không chịu đi câu thì cũng sẽ chẳng có con cá nào cả.

Không có cách làm giàu nhanh và tôi cũng không dạy điều này. Cách tôi dạy làm giàu tốn ít vốn nhưng bạn phải bỏ nhiều công sức, kiên trì, trau dồi kiến thức liên tục. Bạn nằm trong top 20% người khá và giàu hay 80% người bình thường hay nghèo nằm ở việc bạn có chăm chỉ và cố gắng hay không.

Tôi luôn tin vào sự cố gắng và chăm chỉ lao động. Như bản thân tôi từng có thời điểm làm việc đến tận đêm Giao thừa hay có những ngày quay 6-7 video, nói đến khản cả giọng mới có thể đưa nội dung lên xu hướng trên các nền tảng số. Do đó, thành quả hôm nay là kết quả của nỗ lực, chăm chỉ lao động, vượt qua áp lực”-chị Nhung khẳng định.

Cũng theo chị Nhung, đất nước mình rất đẹp nên ước mơ của chị là cố gắng ở mỗi điểm du lịch nổi tiếng sẽ có 1 căn nhà nghỉ dưỡng kết hợp kinh doanh. Chị bày tỏ: “Dự án của tôi đều tinh gọn, ít nhân sự. Tôi có thể tự do đi bất cứ nơi đâu mà mọi việc vẫn duy trì, tiền vẫn “chảy” về tài khoản. Nhờ đó, tôi cũng có tài chính đi du lịch khắp thế giới. Từ đầu năm 2024 tới giờ, tôi đã du lịch qua 5-6 nước, mỗi nơi ở cả tháng nhưng công việc vẫn trôi chảy, vẫn làm việc, kiếm tiền bình thường”.

Ngoài kinh doanh và du lịch, chị Nhung còn là huấn luận viên zumba và từng là vận động viên dancesport. Nhung đam mê nhảy latin, mê lặn biển tự do, thích leo núi, tập boxing và chơi các bộ môn thể thao mạo hiểm. Theo 9X này, cuộc sống cần cân bằng giữa sự nghiệp, gia đình, sức khỏe và nuôi dưỡng niềm đam mê của bản thân. Và chị đã “thiết kế” cuộc đời đúng ý mình và không ngừng nỗ lực để đạt được cuộc sống mơ ước đó mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm

Đồng hành cùng sinh viên khởi nghiệp

Đồng hành cùng sinh viên khởi nghiệp

(GLO)- Ngày nay, khởi nghiệp không còn là vấn đề xa lạ đối với đội ngũ học sinh, sinh viên (HSSV) trong các cơ sở giáo dục. Vì vậy, thúc đẩy và phát huy tinh thần khởi nghiệp trong HSSV sẽ giúp các em thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm để biến ý tưởng thành hiện thực.

Bất động sản vùng ven Pleiku: Cơ hội cho người thu nhập thấp?

Bất động sản vùng ven Pleiku: Cơ hội cho người thu nhập thấp

(GLO)- Giá bất động sản tại khu vực trung tâm TP. Pleiku vẫn dao động ở mức khá cao so với khả năng của những người có thu nhập thấp. Vì vậy, xu hướng tìm kiếm bất động sản vùng ven, cách xa nội thành đang được nhiều người, nhất là người có thu nhập thấp lùng mua để tìm chốn an cư.

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

(GLO)- Tận dụng lợi thế công nghệ 4.0, nhiều chị em phụ nữ ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã tự tin khởi nghiệp bằng những mô hình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

(GLO)- Với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Khối Zét (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), chị Siu Phớt không chỉ trách nhiệm với công tác Hội mà còn là điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Chị là tấm gương phụ nữ “hai giỏi” của địa phương.
Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Năm 2013, tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tây Nguyên, chị Phạm Thị Thanh Loan (SN 1991, ở thôn 11 xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông) tiếp tục ra Hà Nội vừa học, vừa làm thêm ngành thiết kế thời trang…
“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

(GLO)- Mới đây, nhiều người không khỏi bất ngờ trước thông tin Trường Đại học Y Hà Nội công bố danh sách thí sinh được tuyển thẳng, trong đó có 19 học sinh giỏi môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý vào ngành Tâm lý học. Việc thí sinh khối C được tuyển vào học ngành Y tế là điều chưa từng có trước đây.
Cử nhân về quê nuôi dê

Cử nhân về quê nuôi dê

Tốt nghiệp cử nhân đại học, chàng trai người dân tộc Khơ Mú Moong Bá Nghĩa quyết định rời thủ đô, trở về quê ở Nghệ An dựa vào núi rừng lập nghiệp.