Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Thành Đoàn Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên.
Thành Đoàn Pleiku phối hợp tổ chức chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ cà phê” thu hút sự quan tâm của đông đảo đoàn viên, thanh niên. Ảnh: M.K

Thành Đoàn Pleiku phối hợp tổ chức chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ cà phê” thu hút sự quan tâm của đông đảo đoàn viên, thanh niên. Ảnh: M.K

Mặc dù mới được thành lập nhưng Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã trở thành nơi kết nối các bạn trẻ có tinh thần khởi nghiệp. Với nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo, tại đây, những ước mơ khởi nghiệp và ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi. Nhờ đó, nhiều bạn trẻ đã được tiếp cận cơ hội để khởi nghiệp.

Anh Hồ Hoàn Vũ-Thành viên CLB-hào hứng chia sẻ: “Việc trao đổi kinh nghiệm và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động khởi nghiệp rất cần thiết cho giới trẻ. Các thành viên cùng nhau phân tích, đánh giá thị trường; hỗ trợ về kiến thức, chuyên môn; tham quan những mô hình khởi nghiệp hiệu quả. Đồng thời, trao đổi, tháo gỡ những khó khăn để hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp cho các thành viên”.

Còn anh Nguyễn Thành Nhân thì cho biết: “Đến với CLB, tôi được trao đổi về những dự định, chia sẻ ước mơ và gặp gỡ những người cùng chung lý tưởng, tạo động lực để tôi vững tin phấn đấu hoàn thành mục tiêu của mình. Câu lạc bộ đã tạo một không gian làm việc chung để thanh niên có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và phát huy năng lực, sở trường của mỗi người trong con đường khởi nghiệp”.

Theo Chủ nhiệm CLB Nguyễn Thị Thanh Tâm: Được thành lập từ tháng 1-2024, CLB có vai trò kết nối các đoàn viên, thanh niên muốn khởi nghiệp và các cá nhân muốn gắn bó, đóng góp tích cực với phong trào, hoạt động của CLB. Cùng với đó, CLB hình thành không gian khởi nghiệp với nhiệm vụ chia sẻ các ý tưởng khởi nghiệp, tìm kiếm nhà đầu tư, triển khai mô hình khởi nghiệp đang thử nghiệm và đánh giá hiệu quả, mức độ triển khai của dự án.

“Câu lạc bộ hình thành chuỗi các hoạt động bao gồm: tư vấn tình hình thị trường khởi nghiệp; chia sẻ kiến thức kinh nghiệm khởi nghiệp; kết nối những nhân tố đã và đang khởi nghiệp; trưng bày, demo sản phẩm khởi nghiệp… Ngoài ra, chúng tôi còn nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của giới trẻ trong khởi nghiệp để có định hướng, tư vấn phù hợp, giúp họ mạnh dạn khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công. Thời gian tới, CLB sẽ tổ chức tham quan một số mô hình khởi nghiệp thành công trên địa bàn tỉnh”-chị Tâm cho hay.

Để lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên, thời gian gần đây, Thành Đoàn, Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku đã triển khai một số hoạt động như: chương trình “Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo vì bạn”; phiên chợ với chủ đề “Khởi nghiệp và phát triển”; chương trình Farm To Cup “Hành trình khởi nghiệp từ cà phê”; tổ chức 5 đợt tập huấn, tham quan mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi với 250 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia…

Các hoạt động này đã tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, kiến thức trong khởi sự kinh doanh. Đồng thời, đây cũng là một kênh góp phần giới thiệu, quảng bá các sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên thành phố.

Các bạn trẻ tham quan mô hình khởi nghiệp thành công. Ảnh: Mai Ka

Các bạn trẻ tham quan mô hình khởi nghiệp thành công. Ảnh: Mai Ka

Anh Thái Giang Nam-Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku-thông tin: Năm 2024, Thành Đoàn Pleiku đã tiến hành tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho hơn 180 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.

Bên cạnh đó, triển khai cho học sinh tham gia Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ VI. Kết quả, Dự án “The Bazan Highland Gia Lai-Tinh hoa đại ngàn” của nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương đã đạt giải ba; tiếp tục hướng dẫn các cơ sở Đoàn-Hội tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội để đồng hành với thanh niên trong phát triển kinh tế; vận động đoàn viên, thanh niên tích cực áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, xây dựng mô hình phát triển kinh tế phù hợp.

“Chúng tôi cũng triển khai nhiều hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên và hình thành nên thế hệ trẻ có kiến thức về khởi nghiệp, sáng tạo, đóng góp tích cực cho sự phát triển của địa phương. Hy vọng sự “tiếp sức” này sẽ thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và là “bà đỡ” cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thanh niên trong thời gian tới”-Bí thư Thành Đoàn nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.