Đak Pơ tập huấn về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho gần 400 người dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Từ ngày 24 đến 31-7, Phòng Dân tộc huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Tư pháp huyện tập huấn về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Đây là hoạt động của Tiểu dự án 2, Dự án 9 “Giảm thiểu tình trạng tảo hônhôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi” thuộc “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” năm 2024.

Học viên là người Bahnar, Mông của huyện Đak Pơ được tập huấn nâng cao kiến thức, nhận thức để giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Ảnh: Minh Châu

Học viên là người Bahnar, Mông của huyện Đak Pơ được tập huấn nâng cao kiến thức, nhận thức để giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Ảnh: Minh Châu

Gần 400 học viên là đồng bào Bahnar, Mông sinh sống tại các xã Ya Hội, Hà Tam, Phú An, An Thành và thị trấn Đak Pơ tham gia tập huấn được chia thành 8 lớp, mỗi lớp 50 người.

Ở mỗi lớp, học viên được phổ biến các chuyên đề chính gồm: công tác lồng ghép các hoạt động tư vấn, can thiệp y tế nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; một số quy định của pháp luật về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; phòng chống bạo lực gia đình và bạo lực trên cơ sở giới; thực trạng của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh và trên địa bàn huyện.

Hoạt động nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, thay đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Từ đó, kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại địa phương.

Được biết, 6 tháng đầu năm 2024, huyện Đak Pơ không phát hiện trường hợp nào tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số. Trước đó, năm 2023 trên địa bàn huyện Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn.

Có thể bạn quan tâm

Đại úy quân nhân chuyên nghiệp nuôi quân giỏi

Đại úy quân nhân chuyên nghiệp nuôi quân giỏi

(GLO)-

Năng nổ, nhiệt tình, chịu khó, cẩn trọng là những đức tính nổi bật của Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Thị Nga, nhân viên Phòng Hậu cần-Kỹ thuật Lữ đoàn 273 (Quân đoàn 3). Chính vì thế, chị được tuyên dương là một trong những điển hình tiến tiến trong phong trào thi đua quyết thắng.

Anh Nguyễn Ngọc Lương: Hỗ trợ người dân vùng bão, lũ, không được để nơi có, nơi không

Anh Nguyễn Ngọc Lương: Hỗ trợ người dân vùng bão, lũ, không được để nơi có, nơi không

Anh Nguyễn Ngọc Lương-Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam đề nghị các tỉnh, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc phải hết sức khẩn trương, quyết tâm cao, hành động ngay hỗ trợ kịp thời các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề do bão, lũ.
Thượng úy Phạm Thanh Tú vào top 10 Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc

Thượng úy Phạm Thanh Tú vào top 10 Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc

(GLO)- Thông tin từ Tỉnh Đoàn Gia Lai, Thượng úy Phạm Thanh Tú-cán bộ Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai là 1 trong 10 thí sinh xuất sắc nhất được lựa chọn tham gia vòng chung kết cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc.
Vì sao giới trẻ ngại nói ở đời thực?

Vì sao giới trẻ ngại nói ở đời thực?

(GLO)- Trong thời đại số hiện nay, giới trẻ có xu hướng trao đổi qua tin nhắn, mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok… Bởi họ cảm thấy khó khăn và thiếu tự tin khi giao tiếp trực tiếp. Điều này, có phải là hồi chuông cảnh báo sự phát triển kỹ năng của giới trẻ và xây dựng mối quan hệ xã hội không?

Đề nghị truy tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho Đại úy Quân đội hy sinh khi chống bão số 3

Đề nghị truy tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho Đại úy Quân đội hy sinh khi chống bão số 3

Ngày 8/9, Ban Thanh niên Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) có tờ trình đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đoàn truy tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho Đại úy Nguyễn Đình Khiêm - Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Công binh 513, Quân khu 3.
Nữ sinh mồ côi mong được giúp đỡ để viết tiếp giấc mơ đại học

Nữ sinh mồ côi mong được giúp đỡ để viết tiếp giấc mơ đại học

(GLO)- Mẹ mất, bố bỏ xứ đi để lại 3 chị em Nguyễn Thị Yến (18 tuổi, tổ dân phố 1, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh) bơ vơ phải nương nhờ nhà anh chị họ. Thế nhưng, bằng nghị lực, em đã vượt qua và thi đỗ đại học. Tuy nhiên, giấc mơ giảng đường đại học của em có nguy cơ dừng lại vì thiếu tiền nộp học.