Anh Nguyễn Minh Triết: 'Lan tỏa thông điệp nói không với khuôn mẫu giới'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại lễ phát động cuộc thi Sáng tác sản phẩm truyền thông trên nền tảng số nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết mong muốn lan tỏa thông điệp nói không với khuôn mẫu giới.

Ngày 28.6, tại Hà Nội, T.Ư Đoàn và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ phát động cuộc thi Sáng tác sản phẩm truyền thông trên nền tảng số nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi với chủ đề "Rẻo cao hạnh phúc".

Tham dự chương trình có anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam; bà Trần Lan Phương, Phó chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Lễ phát động được phát sóng trực tiếp trên Fanpage Cổng thông tin T.Ư Đoàn, Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn.

Ban tổ chức thực hiện nghi thức khởi động cuộc thi. Ảnh MINH HIỂN

Ban tổ chức thực hiện nghi thức khởi động cuộc thi. Ảnh MINH HIỂN

"Rẻo cao hạnh phúc"

Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt nhiều năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, được thế giới công nhận là một trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu số 5 về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc.

Những thành tựu đạt được cũng trở thành tiền đề, thành động lực mạnh mẽ để Việt Nam tiếp tục thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới, góp phần đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 87 trên tổng số 153 quốc gia về thu hẹp khoảng cách giới.

Anh Nguyễn Minh Triết phát biểu tại chương trình. Ảnh MINH HIỂN

Anh Nguyễn Minh Triết phát biểu tại chương trình. Ảnh MINH HIỂN

Theo anh Nguyễn Minh Triết, T.Ư Đoàn phối hợp với T.Ư Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông trên nền tảng số nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi với chủ đề "Rẻo cao hạnh phúc".

Cuộc thi nhằm cụ thể hóa chương trình phối hợp giữa T.Ư Đoàn và T.Ư Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, phát huy tính tiên phong, sự sáng tạo của đoàn viên, thanh niên trong và ngoài nước. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, xóa tan định kiến giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thông qua các sản phẩm truyền thông.

Các ca sĩ biểu diễn những tác phẩm lan tỏa về bình đẳng giới. Ảnh MINH HIỂN

Các ca sĩ biểu diễn những tác phẩm lan tỏa về bình đẳng giới. Ảnh MINH HIỂN

"Từ mục đích, ý nghĩa rất tốt đẹp của cuộc thi, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, đẩy lùi sự bất bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tôi mong muốn rằng mỗi bạn đoàn viên, thanh niên tích cực tuyên truyền, lan tỏa, giới thiệu và hưởng ứng cuộc thi, để có nhiều hơn nữa những sản phẩm sáng tạo của người trẻ, là công cụ tuyên truyền hữu hiệu, lan tỏa thông điệp tích cực về cuộc sống bình đẳng, an toàn, hạnh phúc, không có bạo lực và phân biệt nam nữ, nói không với tảo hôn, định kiến giới, khuôn mẫu giới.

Qua đó, góp phần thay đổi nhận thức, hành vi, xây dựng cộng đồng văn minh, gia đình hạnh phúc, xã hội tiến bộ, bình đẳng và phát triển bền vững", anh Triết mong muốn.

Truyền tải thông điệp về bình đẳng giới trong gia đình

Cuộc thi nhận tác phẩm từ ngày 28.6 - 28.8, đối tượng dự thi là đoàn viên, thanh thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nước. Các tác phẩm dự thi gửi trực tiếp tại địa chỉ website: https://binhdanggioi.doanthanhnien.vn.

Các tác phẩm dự thi là các ấn phẩm truyền thông hiện đại trên nền tảng số (infographic, poster, tranh cổ động…) xoay quanh các nội dung: truyền tải thông điệp về bình đẳng giới trong gia đình, đặc biệt ở gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Các diễn giả của chương trình chia sẻ các thông tin tại buổi lễ phát động. Ảnh MINH HIỂN

Các diễn giả của chương trình chia sẻ các thông tin tại buổi lễ phát động. Ảnh MINH HIỂN

Nội dung truyền tải thông điệp tích cực về cuộc sống an toàn, hạnh phúc, không có bạo lực và phân biệt nam, nữ; phản ánh các vấn đề thực tế trong cuộc sống vẫn còn tồn tại ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi như: tảo hôn, định kiến giới, khuôn mẫu giới... Qua đó, kêu gọi xóa bỏ hủ tục, định kiến, xây dựng cộng đồng văn minh, gia đình hạnh phúc.

Ban tổ chức sẽ trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba với giá trị lần lượt là 5 triệu đồng, 3 triệu đồng và 2 triệu đồng mỗi giải. Ngoài ra, ban tổ chức trao 4 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 1 triệu đồng và 1 giải "bình chọn" trị giá 500.000 đồng. Mỗi giải thưởng sẽ nhận được giấy chứng nhận từ ban tổ chức cuộc thi.

Các đại biểu đã được thưởng thức các vở kịch tình huống đặc sắc tại buổi lễ phát động. Ảnh MINH HIỂN

Các đại biểu đã được thưởng thức các vở kịch tình huống đặc sắc tại buổi lễ phát động. Ảnh MINH HIỂN

Trong khuôn khổ lễ phát động cuộc thi, các đại biểu đã được thưởng thức các vở kịch tình huống đặc sắc và giao lưu, lắng nghe các diễn giả chia sẻ các thông tin nhằm góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, giáo dục các nữ thanh niên, thiếu nhi dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi, xóa bỏ các tập tục có hại, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

(GLO)- Tại Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT ngày 19-3-2025 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo không giới hạn số tổ hợp xét tuyển để bảo đảm cơ hội trúng tuyển cho học sinh đến từ các vùng, miền khác nhau.

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

(GLO)- Thời gian gần đây, công tác giáo dục hướng nghiệp được mọi người rất quan tâm. Việc trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp được tiến hành từ giai đoạn phổ thông. Tuy nhiên, nhiều học sinh băn khoăn trước việc chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Không chỉ là điểm hẹn cho những cuộc trò chuyện, với một bộ phận bạn trẻ ở TPHCM, quán cà phê cũng như văn phòng làm việc, học nhóm… Thậm chí, có cả nhóm thanh niên chỉ hết ngồi lại nằm ở quán cà phê cho hết ngày.

Nhờ tinh thần tự học cao và niềm đam mê đặc biệt với môn Hóa học, Quang đã trở thành học sinh trường huyện duy nhất trong tỉnh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Ảnh: Vũ Chi

Nguyễn Trần Quang: Cậu học trò đam mê Hóa học

(GLO)- Nguyễn Trần Quang-học sinh lớp 12A3, Trường THPT Lê Thánh Tông (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là học sinh giỏi toàn diện suốt 12 năm học. Em cũng là học sinh trường huyện duy nhất trong tỉnh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia vừa qua với môn hóa học.

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

(GLO)- Hành trình dạy tiếng Anh cho trẻ em yếu thế của nam sinh Nguyễn Viết Minh-Lớp 8.1, Trường THCS Lý Tự Trọng (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thời gian qua đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng. Bằng việc làm này, em đã biến tình yêu Anh ngữ của mình trở nên thiết thực, đầy ý nghĩa.

Nguyễn Thị Thu Trang: Nữ sinh đạt nhiều thành tích tại đất nước tỷ dân

Nguyễn Thị Thu Trang: Nữ sinh đạt nhiều thành tích tại đất nước tỷ dân

(GLO)- Không chỉ thường xuyên xuất hiện trong các chương trình giao lưu văn hóa giữa 2 nước Việt-Trung, Nguyễn Thị Thu Trang (SN 2003, tổ 2, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai), sinh viên năm thứ 4 Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc) còn sở hữu những thành tích đáng nể tại đất nước tỷ dân.