Một trưởng khoa Trường ĐH Thương mại bị rút bài báo khoa học

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngày 2/4 vừa qua, tạp chí khoa học Springer rút một bài báo đã đăng hồi tháng 6 năm 2023 của nhóm tác giả người Trung Quốc và Việt Nam. 
Một trưởng khoa Trường ĐH Thương mại bị rút bài báo khoa học (ảnh minh họa)

Một trưởng khoa Trường ĐH Thương mại bị rút bài báo khoa học (ảnh minh họa)

Theo thông báo được đăng trên website của Nhà xuất bản Springer, Tổng biên tập tạp chí Environmental Science and Pollution Research (Khoa học môi trường và Nghiên cứu về ô nhiễm) và Nhà xuất bản Springer (Đức) đã quyết định rút bài báo: Nexus between economic policy uncertainty and green growth in BRICS countries: evidence from panel quantile regression (Mối liên hệ giữa sự không chắc chắn về chính sách kinh tế và tăng trưởng xanh ở các nước BRICS: bằng chứng từ hồi quy phân vị bảng). Bài báo này đã được xuất bản năm 2023 trong một số được biên tập bởi biên tập viên khách mời.

Một cuộc điều tra của Nhà xuất bản (Springer) cho thấy một số lượng bài báo, trong đó có bài báo này, đã có nhiều vấn đề quan ngại bao gồm nhưng không giới hạn như việc vi phạm quy trình phản biện, trích dẫn khoa học không phù hợp hoặc không liên quan, chủ đề không phù hợp với phạm vi của tạp chí hoặc của số xuất bản bởi biên tập viên khách mời.

Căn cứ vào các kết quả điều tra, tổng biên tập của tạp chí không còn tin tưởng vào các kết quả và các kết luận trong bài báo này. Các tác giả của bài báo đã không khẳng định đồng ý hay không đồng ý với quyết định rút bài này.

Nhóm tác giả của bài báo bị tạp chí Springer rút xuống gồm 2 tác giả ở các trường ĐH, CĐ của Trung Quốc và PGS.TS Phan Thế Công, Trường ĐH Thương mại. Ông Công là tác giả liên hệ của bài báo. Hiện ông đang là Trưởng Khoa Kinh tế, Trường ĐH Thương mại.

Trao đổi với phóng viên, ông Phan Thế Công cho biết khi nhận được thông báo của tạp chí, ông đã có phản hồi. Tuy nhiên, quá trình phản biện kín sau đó như thế nào thì ông không được tham gia và chỉ biết bài báo đã bị rút.

Ông Công cũng cho biết nhóm tác giả người Trung Quốc làm việc với ông đã lâu. Theo thông tin được giới thiệu trên website Trường ĐH Thương mại, Khoa Kinh tế, PGS Phan Thế Công đã công bố hơn 100 bài báo khoa học được đăng trong các tạp chí quốc tế, quốc gia, kỷ yếu Hội thảo quốc tế và quốc gia, trong đó có 22 bài ISI/Scopus.

Có thể bạn quan tâm

Rà soát tiêu chí đánh giá kiểm định chất lượng trường học đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia

Rà soát tiêu chí đánh giá kiểm định chất lượng trường học đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia

(GLO)- Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn yêu cầu các trường phổ thông trực thuộc Sở; phòng GD-ĐT các địa phương chỉ đạo, triển khai thực hiện rà soát tiêu chí đánh giá kiểm định chất lượng đối với trường học đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Pleiku: Tiếp nhận tài trợ 2 màn hình tương tác Smart Educational AIO machine phục vụ giảng dạy

Pleiku: Tiếp nhận tài trợ 2 màn hình tương tác Smart Educational AIO machine phục vụ giảng dạy

(GLO)- Ngày 24-9, tại Trường THCS Nguyễn Viết Xuân (phường Hội Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), UBND TP. Pleiku đã tiếp nhận hỗ trợ thiết bị hỗ trợ công tác giảng dạy giáo án điện tử về an toàn giao thông học đường trong chuỗi chương trình của Quỹ phòng chống thương vong Châu Á (AIP).

Chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường

Chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường

(GLO)- Xây dựng văn hóa học đường là nội dung quan trọng để đổi mới giáo dục toàn diện. Hiện nay, các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) luôn chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường nhằm tạo nên thế hệ HS có đạo đức, lối sống đẹp, trở thành công dân tốt cho xã hội.
Dạy học môn tích hợp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Còn khó khăn, vướng mắc

Dạy học môn tích hợp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Còn khó khăn, vướng mắc

(GLO)- Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bậc THCS xây dựng 2 môn tích hợp mới gồm môn Khoa học tự nhiên (tích hợp các môn Sinh học, Hóa học, Vật lý) và môn Lịch sử và địa lý. Trên thực tế, việc triển khai giảng dạy 2 môn này đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.