Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam: Đề nghị điều tra các đối tượng hợp thức hóa giấy tờ kiểm dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Gần đây, một số doanh nghiệp phản ánh, có nguy cơ các sản phẩm lậu là bột hồng cầu và bột xương động vật từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) qua cửa khẩu Campuchia bằng xe tải hoặc sà lan vào Việt Nam.

Gần đây, một số doanh nghiệp phản ánh, có nguy cơ các sản phẩm lậu là bột hồng cầu và bột xương động vật từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) qua cửa khẩu Campuchia bằng xe tải hoặc sà lan vào Việt Nam.

Ảnh minh họa theo Dunya News

Ảnh minh họa theo Dunya News

Bộ NN-PTNT vừa có văn bản gửi các tỉnh Long An, Tây Ninh, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Bình Phước, đề nghị ngăn chặn tình trạng vận chuyển trái phép sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc qua biên giới, đề phòng nguồn hàng từ vùng có dịch bò điên.

Theo Bộ NN-PTNT, thời gian gần đây, có hiện tượng một số tổ chức, cá nhân vận chuyển sản phẩm từ động vật nhai lại (gia súc) có chứa bột xương thịt (MBM), protein động vật đã qua chế biến (PAPs); trong đó có thể có các sản phẩm là bột hồng cầu và bột xương động vật từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) qua cửa khẩu Campuchia bằng xe tải hoặc sà lan vào Việt Nam.

Do đó, Bộ NN-PTNT đề nghị lãnh đạo các tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ vận chuyển trái phép sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không được phép vào Việt Nam.

Cơ quan chức năng ở tỉnh Thái Nguyên tổ chức tiêu hủy một lô thịt gà nhập lậu, bắt giữ vào đêm 20-5. Ảnh: DMS

Cơ quan chức năng ở tỉnh Thái Nguyên tổ chức tiêu hủy một lô thịt gà nhập lậu, bắt giữ vào đêm 20-5. Ảnh: DMS

Bộ NN-PTNT cũng đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng lập các chuyên án, điều tra các tổ chức, cá nhân tiếp tay hợp thức hóa, làm giả, làm trái quy định các loại giấy tờ kiểm dịch nhập khẩu, kiểm dịch vận chuyển thực phẩm lậu, thực phẩm bẩn.

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh

Siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh

(GLO)- Huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) có nhiều diện tích rừng và đất rừng giáp ranh với các huyện Sa Thầy, Kon Rẫy và TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum). Những năm qua, khu vực rừng giáp ranh luôn tiềm ẩn nguy cơ bị xâm hại. Vì vậy, huyện luôn chủ trương siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh.
Gia Lai chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả

Gia Lai chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai vừa tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng  cuối  năm 2024. Báo cáo tại hội nghị cho biết từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả.
Tích hợp đa giá trị

Tích hợp đa giá trị

Sau lễ phát động Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa) tại Hậu Giang cuối năm 2023.
Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới nhiều tuyến đường giao thông nội ở buôn Bluk được bê tông hóa. Ảnh: Lê Nam

Buôn Bluk đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Làng quê giàu đẹp, văn minh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao là những thành tựu từ việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong làng đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn Bluk, xã Phú Cần, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai).
Hỗ trợ nông dân canh tác lúa chất lượng cao

Hỗ trợ nông dân canh tác lúa chất lượng cao

(GLO)- Để giúp người dân từng bước thay thế các giống lúa đã bị thoái hóa, từ năm 2022 đến nay, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã dành hơn 5 tỷ đồng triển khai cánh đồng lúa một giống chất lượng cao với diện tích 1.400 ha/4.532 hộ tham gia.