Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.

Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) gắn liền với truyền thuyết Hỏa Xá. Theo truyền thuyết, các Vua Lửa là người có sức mạnh phi thường. Nhờ vào quyền năng của thanh gươm thần nên các Vua Lửa có thể hô mưa, gọi gió, giúp mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân làng ấm no. Bên cạnh thần quyền, trong những năm đầu thế kỷ XX, từ đời Vua Lửa thứ 11 Siu Ắt, đời Vua Lửa thứ 12 Siu Tũ đã liên kết với các tộc trưởng trong vùng lãnh đạo người dân chống lại các thế lực ngoại xâm.

Thực dân Pháp khi đến Tây Nguyên đã muốn thiết lập mối quan hệ với các thủ lĩnh và những người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc, đặc biệt là các Pơtao Apui nhằm thu phục người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả. Mặc dù bị mua chuộc, dụ dỗ, song các Vua Lửa đã kiên quyết từ chối, không chịu khuất phục trước sự thu phục, đàn áp của thực dân, trở thành thủ lĩnh quân sự, tổ chức những cuộc di dân, lập căn cứ, lãnh đạo người dân cùng tham gia chống thực dân.

Năm nay, theo dự kiến của Ban tổ chức, lễ cúng cầu mưa sẽ được livestream phục vụ người dân và du khách. Ảnh: V.C

Năm nay, theo dự kiến của Ban tổ chức, lễ cúng cầu mưa sẽ được livestream phục vụ người dân và du khách. Ảnh: V.C

Năm 1993, Plei Ơi được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia. Năm 2015, lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Từ đó đến nay, khu di tích được chính quyền địa phương quan tâm đầu tư nhiều hạng mục nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa-lịch sử, qua đó thu hút du khách gần xa, tạo điều kiện phát triển du lịch địa phương.

Năm 2020, khu di tích được đầu tư xây dựng sân lễ hội, nhà giấu gươm, nhà dài, 2 nhà phụ tá, nhà trưng bày. Năm 2023, huyện đầu tư mở rộng tuyến đường nội bộ, trồng cây xanh. Theo kế hoạch, giai đoạn 2024-2025, khu di tích sẽ được đầu tư 9,014 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia để cải tạo, nâng cấp một số hạng mục. Bà Kpă Loan-Phó Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Phú Thiện-cho biết: “Song song với việc đầu tư, tôn tạo di tích, những năm gần đây, huyện tổ chức phục dựng lễ cúng cầu mưa trên đỉnh Chư Tao Yang, tổ chức hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số, giải marathon, phiên chợ nông sản ngay tại khu di tích nhằm giới thiệu, quảng bá nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán, sản vật tại địa phương đến với du khách”.

Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn, mới đây, Đoàn xã Ayun Pa phối hợp cùng Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, Trường THCS Quang Trung tổ chức hoạt động về nguồn tại Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi với hơn 100 em học sinh và đoàn viên, thanh niên địa phương tham gia. Anh Phạm Nguyên Hoàng-Bí thư Đoàn xã-cho hay: Tại đây, đoàn viên, thanh niên và các em học sinh cùng nhau ôn lại truyền thống của Đoàn; truyền thuyết Vua Lửa và lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui; nghe đại diện Hội Cựu chiến binh xã kể chuyện truyền thống; tổ chức kết nạp Đội cho 105 em học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương. “Thay vì tổ chức tại các đơn vị trường học như những năm trước, năm nay, Đoàn xã chọn khu di tích để tổ chức chương trình nhằm giáo dục về lịch sử hào hùng cũng như nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc”-anh Hoàng chia sẻ.

Đoàn xã Ayun Hạ tổ chức hoạt động về nguồn tại Khu Di tích. Ảnh: Vũ Chi

Đoàn xã Ayun Hạ tổ chức hoạt động về nguồn tại Khu Di tích. Ảnh: Vũ Chi

Ông Lê Xuân Mạnh-Chủ tịch UBND xã Ayun Hạ-thông tin: Thời gian qua, các đoàn thể tổ chức hoạt động về nguồn tại khu di tích gắn với các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao. Thông qua các hoạt động, cán bộ, công chức, người dân trên địa bàn xã hiểu thêm về lịch sử, truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; từ đó có ý thức giữ gìn, quảng bá tới du khách gần xa. Thời gian tới, xã tiếp tục tham mưu, đề xuất các hạng mục cần tôn tạo trong khu di tích, duy trì nghi lễ cúng cầu mưa, hình thành tour du lịch trải nghiệm-du lịch tâm linh-du lịch di tích.

Theo ông Nguyễn Ngọc Ngô-Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện: Hàng năm, UBND huyện đều tổ chức lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui thu hút đông đảo người dân trong vùng và du khách thập phương tới tham quan, tìm hiểu. Riêng lễ cúng cầu mưa vào dịp 30-4 và 1-5-2023, huyện đã đón gần 8.000 du khách tới tham quan, mang lại doanh thu trên 125 triệu đồng. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, huyện đã xây dựng tour du lịch kết nối với các địa phương như: chùa Quang Sơn, đập Ayun Hạ (xã Ayun Hạ)-Làng văn hóa du lịch Plei Rbai (xã Ia Piar) và hồ sen Ktoang (xã Ia Yeng). Năm 2024, huyện dự kiến trang bị màn hình lớn livestream nghi lễ cúng cầu mưa trên đỉnh núi thiêng để du khách cùng theo dõi; mở rộng quy mô giải marathon với cung đường chạy lý tưởng, thu hút các vận động viên tham gia. Việc khai thác các di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch không những đem lại lợi ích kinh tế-xã hội, thúc đẩy ngành du lịch huyện nhà phát triển mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di tích, truyền tải thông điệp đến với du khách về truyền thống lịch sử, nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.