Bộ NN-PTNT công bố thực trạng rừng cả nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo Bộ NN-PTNT, tính đến hết năm 2023, diện tích rừng tự nhiên (có độ che phủ) trên cả nước là 10.129.751ha, rừng trồng (có độ che phủ) là 3.797.371ha.
Theo Bộ NN-PTNT, tỷ lệ che phủ rừng tại Việt Nam hiện nay vẫn đảm bảo đạt 42,02%

Theo Bộ NN-PTNT, tỷ lệ che phủ rừng tại Việt Nam hiện nay vẫn đảm bảo đạt 42,02%

Văn phòng Cục Lâm nghiệp thông tin tới PV Báo SGGP, Bộ NN-PTNT vừa ban hành Quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc (kiểm kê, rà soát đến hết năm 2023). Theo công bố này, đến hết năm 2023, diện tích rừng của Việt Nam như sau:

Tổng diện tích rừng (gồm cả phần diện tích rừng chưa đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ) là: 14.860.309ha (trong đó, rừng tự nhiên là 10.129.751ha, còn lại là rừng trồng). Tuy nhiên, nếu chỉ tính diện tích rừng đã đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ thì cả nước có: 13.927.122ha với tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc: 42,02%.

Trong khi theo số liệu công bố vào tháng 6-2023 cho hiện trạng rừng toàn quốc năm 2022 thì tổng diện tích bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán là 14.790.075ha. Trong đó, rừng tự nhiên có 10.134.082ha, rừng trồng có 4.655.993 ha.

Đến nay, diện tích rừng đã tăng thêm khoảng hơn 70.000ha, trong đó tăng chủ yếu rừng trồng, còn rừng tự nhiên lại giảm (gần 5.000ha).

Cháy rừng Hoàng Liên ở thị xã Sa Pa (Lào Cai) hồi cuối tháng 2-2024

Cháy rừng Hoàng Liên ở thị xã Sa Pa (Lào Cai) hồi cuối tháng 2-2024

Chữa cháy rừng tại rừng Hoàng Liên (Sa Pa - Lào Cai) cuối tháng 2-2024

Chữa cháy rừng tại rừng Hoàng Liên (Sa Pa - Lào Cai) cuối tháng 2-2024

>> Số liệu cụ thể về độ che phủ, diện tích rừng tại từng địa phương và các loại rừng hiện nay:

Diện tích rừng chia theo chức năng của rừng. Nguồn: Bộ NN-PTNT

Diện tích rừng chia theo chức năng của rừng. Nguồn: Bộ NN-PTNT

Diện tích rừng và tỷ lệ che phủ tại từng vùng miền, địa phương. Nguồn: Bộ NN-PTNT công bố ngày 20-3-2024

Diện tích rừng và tỷ lệ che phủ tại từng vùng miền, địa phương. Nguồn: Bộ NN-PTNT công bố ngày 20-3-2024

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.