Lễ cúng Quý Xuân tại Tổ đình An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 18 và 19-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân.

Lễ cúng Quý Xuân được tiến hành theo nghi thức truyền thống do Ban Nghi lễ đình An Khê thực hiện. Lễ cúng nhằm tưởng nhớ các bậc tiền hiền, hậu hiền có công khai khẩn, mở đất lập làng, lập xã; sau bày tỏ ước nguyện, mong cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà yên vui, no ấm, hạnh phúc.

Dưới đây là một số hình ảnh lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường, An Khê đình và nhà Tiền Nhân thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Sắc phong vua ban (sắc thần) được cất giữ trong hộp gỗ sơn son, bọc vải đỏ. Trước đây, sắc thần được gìn giữ, bảo quản tại đình An Lũy (An Khê đình). Sau đó, sắc thần được nghinh về bảo quản tại Nhà sắc và đổi tên là An Khê trường. Từ đó về sau, lễ cúng Quý Xuân tại Tổ đình diễn ra trong 2 ngày 9 và 10-2 âm lịch hàng năm. Ảnh: Ngọc Minh
Sắc phong vua ban (sắc thần) được cất giữ trong hộp gỗ sơn son, bọc vải đỏ. Trước đây, sắc thần được gìn giữ, bảo quản tại đình An Lũy (An Khê đình). Sau đó, sắc thần được nghinh về bảo quản tại Nhà sắc và đổi tên là An Khê trường. Từ đó về sau, lễ cúng Quý Xuân tại Tổ đình diễn ra trong 2 ngày 9 và 10-2 âm lịch hàng năm. Ảnh: Ngọc Minh
Theo phong tục, sáng mùng 9-2 âm lịch, Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức cúng cáo thần linh xin phép rước sắc thần từ An Khê trường vào An Khê đình. Ảnh: Ngọc Minh
Theo phong tục, sáng mùng 9-2 âm lịch, Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức cúng cáo thần linh xin phép rước sắc thần từ An Khê trường vào An Khê đình. Ảnh: Ngọc Minh
Nhiều năm nay, ông Trần Quang Khánh-Phó Ban Nghi lễ đình An Khê đảm nhiệm trọng trách bảo quản, giữ sắc phong vua ban. Ông Khánh là người duy nhất được phép bưng sắc thần đưa ra long đình và đem sắc thần từ long đình vào cất giữ cẩn thận. Ảnh: Ngọc Minh
Nhiều năm nay, ông Trần Quang Khánh-Phó Ban Nghi lễ đình An Khê đảm nhiệm trọng trách bảo quản, giữ sắc phong vua ban. Ông Khánh là người duy nhất được phép bưng sắc thần đưa ra long đình và đem sắc thần từ long đình vào cất giữ cẩn thận. Ảnh: Ngọc Minh
Sắc thần được để bên trong long đình. Ban Nghi lễ đình An Khê cùng các bô lão, đội nghênh long đình, nghinh sắc thần đi qua nhà ngõ trước An Khê trường. Dẫn đầu đoàn nghinh sắc thần là vị trưởng lão cùng đội nghênh long đình, cầm cờ ngũ hành, binh khí trong trang phục binh lính thời xưa, đầu đội nón, oai phong tiến về phía trước. Kế đến là các chức sắc, người dân trong vùng theo sau. Ảnh: Ngọc Minh
Sắc thần được để bên trong long đình. Ban Nghi lễ đình An Khê cùng các bô lão, đội nghênh long đình, nghinh sắc thần đi qua nhà ngõ trước An Khê trường. Dẫn đầu đoàn nghinh sắc thần là vị trưởng lão cùng đội nghênh long đình, cầm cờ ngũ hành, binh khí trong trang phục binh lính thời xưa, đầu đội nón, oai phong tiến về phía trước. Kế đến là các chức sắc, người dân trong vùng theo sau. Ảnh: Ngọc Minh
Sáng sớm mùng 10-2 âm lịch, tại An Khê đình, giữa không gian linh thiêng, hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng vang vọng, Ban Nghi lễ đình An Khê tiến hành cúng Quý Xuân. Ảnh: Ngọc Minh
Sáng sớm mùng 10-2 âm lịch, tại An Khê đình, giữa không gian linh thiêng, hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng vang vọng, Ban Nghi lễ đình An Khê tiến hành cúng Quý Xuân. Ảnh: Ngọc Minh
Đúng 7 giờ 30 phút sáng mùng 10-2 âm lịch, Ban Nghi lễ đình An Khê cùng các bô lão, đội nghênh long đình tiến hành nghinh sắc thần từ An Khê đình trở lại An Khê trường. Ảnh: Ngọc Minh
Đúng 7 giờ 30 phút sáng mùng 10-2 âm lịch, Ban Nghi lễ đình An Khê cùng các bô lão, đội nghênh long đình tiến hành nghinh sắc thần từ An Khê đình trở lại An Khê trường. Ảnh: Ngọc Minh
Đông đảo người dân trong vùng đến dự và chuẩn bị mâm cơm dâng cúng thần linh, các vị tiền nhân ngày cúng Quý Xuân. Ảnh: Ngọc Minh
Đông đảo người dân trong vùng đến dự và chuẩn bị mâm cơm dâng cúng thần linh, các vị tiền nhân ngày cúng Quý Xuân. Ảnh: Ngọc Minh
Lễ vật dâng cúng thần linh, bên cạnh bánh, trái cây, hoa, xôi chè không thể thiếu 1 con heo nguyên sinh. Ảnh: Ngọc Minh

Lễ vật dâng cúng thần linh, bên cạnh bánh, trái cây, hoa, xôi chè không thể thiếu 1 con heo nguyên sinh. Ảnh: Ngọc Minh

Tại nhà tiền nhơn-nơi thờ các vị tiền hiền, Ban nghi lễ đình An Khê tế lễ với các bước đọc văn tế, dâng hương, dâng đèn, trà, quả thể hiện lòng tôn kính, biết ơn các bậc tiền nhân có công lao xây dựng làng xã, đồng thời thể hiện nếp sống văn hóa tín ngưỡng trong cộng đồng và thờ cúng ông bà của người Việt ở vùng đất An Khê. Ông Trần Ngọc Vũ Tùng-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường An Phú đại diện lãnh đạo phường An Phú và phường Tây Sơn (An Khê đình và An Khê trường nằm giáp ranh giữa 2 phường) phụng cúng. Ảnh: Ngọc Minh
Tại nhà tiền nhơn-nơi thờ các vị tiền hiền, Ban nghi lễ đình An Khê tế lễ với các bước đọc văn tế, dâng hương, dâng đèn, trà, quả thể hiện lòng tôn kính, biết ơn các bậc tiền nhân có công lao xây dựng làng xã, đồng thời thể hiện nếp sống văn hóa tín ngưỡng trong cộng đồng và thờ cúng ông bà của người Việt ở vùng đất An Khê. Ông Trần Ngọc Vũ Tùng-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường An Phú đại diện lãnh đạo phường An Phú và phường Tây Sơn (An Khê đình và An Khê trường nằm giáp ranh giữa 2 phường) phụng cúng. Ảnh: Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Ngọt thơm hương bắp

Ngọt thơm hương bắp

(GLO)- Lúc còn nhỏ ở vùng quê nghèo khó, hương vị tôi nhớ nhất là mùi bắp luộc. Mỗi lần đi chợ về, mẹ thường mua mấy trái bắp nếp luộc làm quà cho anh em chúng tôi.
Thương hoài xứ nẫu

Thương hoài xứ nẫu

(GLO)- Tháng 5, nắng như dội lửa. Những dãy núi xa mờ nhòe màu sương khói như ai phủ lên một làn voan mỏng không che nổi nắng trời. Tôi tìm về xứ nẫu Bình Định trong cái nóng mùa hè hứa hẹn không dưới 40 độ C.
Tôi học vẽ

Tôi học vẽ

(GLO)- Ở tuổi ngoài 40, tôi sắm sửa họa cụ để học vẽ. Người đồng cảm thì động viên khi thấy tôi up một vài bức tranh lên mạng xã hội. Và hẳn là sẽ có người chép miệng mà rằng già rồi còn bày đặt vẽ vời.
Chập chờn xứ quê

Chập chờn xứ quê

(GLO)- “Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội/Có một miền quê trong đi đứng nói cười” (thơ Nguyễn Duy). Ai trong đời chẳng có một quê hương, nhưng mất bao lâu ta mới nhận ra xa quê hương không phải là thoát ly “nguồn cội”.

Đôi cánh ước mơ

Đôi cánh ước mơ

(GLO)- Âm thanh reo vui, quen thuộc cất lên ngoài hiên. Tôi khẽ mở ô cửa, ngó lên tán cây xanh um. Những tia nắng đầu tiên loang loáng trên phiến lá như phủ một lớp phản quang khiến chúng sáng rực. Nhìn mãi mới thấy đôi chim sâu bé xíu đang chuyền cành, ríu ran không ngừng.
Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

(GLO)- Làng quê với bao hình ảnh, âm thanh quen thuộc luôn khiến những người con tha hương bồi hồi, nhớ nhung khôn nguôi. Với tác giả Hoàng Đăng Du cũng vậy, bóng tre trưa hè, từng con ngõ, cánh đồng, dáng mẹ liêu xiêu vẫn luôn khiến ông thổn thức, nhớ thương.
Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.