Tham quan mô hình canh tác cà phê thông minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-

Chiều 26-2, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền phối hợp với Viện khoa học kĩ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến Nông tỉnh và các chuyên gia, nhà khoa học, người nông dân tham quan mô hình cà phê xen sầu riêng tại xã Ia Nhin (huyện Chư Păh).

Các chuyên gia, nhà khoa học, người nông dân tham quan mô hình cà phê xen sầu riêng tại xã Ia Nhin. Ảnh: Lê Nam

Các chuyên gia, nhà khoa học, người nông dân tham quan mô hình cà phê xen sầu riêng tại xã Ia Nhin. Ảnh: Lê Nam

Mô hình cà phê xen sầu riêng tại hộ ông Lê Văn Sức (thơn 3, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) là 1 trong 3 mô hình được triển khai tại tỉnh Gia Lai. Theo đó, mô hình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên được triển khai tại Gia Lai gồm: mô hình cà phê xen sầu riêng tại xã Ia Nhin (huyện Chư Păh); mô hình trồng cà phê xen hồ tiêu tại xã Hneng (huyện Đak Đoa); mô hình trồng thuần cà phê tại xã Ia Phìn (huyện Chư Prông). Quy mô mỗi mô hình là 1,5 ha, thời gian triển khai từ năm 2023 đến 2025. Hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% phân bón NPK và được tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng.

Mô hình cà phê xen sầu riêng tại hộ ông Lê Văn Sức (thôn 3, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh). Ảnh: Lê Nam
Mô hình cà phê xen sầu riêng tại hộ ông Lê Văn Sức (thôn 3, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh). Ảnh: Lê Nam

Chương trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên do Công ty cổ phần phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện khoa học kĩ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên thực hiện. Chương trình triển khai 15 mô hình tại 5 tỉnh Tây Nguyên. Mục tiêu của của mô hình nhằm tìm ra được những tồn tại, hạn chế và đề xuất gói kỹ thuật canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tỉnh vùng Tây Nguyên; phát triển được bộ sản phẩm phân bón mới phù hợp cho sản xuất cà phê (trồng thuần và trồng xen), hiệu quả kinh tế cao, có tác dụng ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của đất, hạn chế bệnh hại từ đất và giảm phát thải khí nhà kính được công nhận lưu hành; xây dựng được mô hình áp dụng quy trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm chi phí sản xuất, hạn chế một số sâu bệnh hại chính, tăng thu nhập cho người dân; xây dựng được quy trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu áp dụng cho vùng Tây Nguyên được cấp có thẩm quyền công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

Có thể bạn quan tâm

Phương thức đa canh mang lại nhiều lợi ích

Phương thức đa canh mang lại nhiều lợi ích

(GLO)- Thay vì độc canh, nhiều hộ nông dân trong tỉnh Gia Lai đã chọn xen canh nhiều loại cây để nâng cao giá trị kinh tế và cải thiện môi trường sinh thái. Ngoài ra, phương thức đa canh giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định, giảm rủi ro khi giá cả một số loại nông sản biến động.

Sầu riêng mini hút khách

Sầu riêng mini hút khách

Thị trường bán lẻ sầu riêng TP HCM gần đây xuất hiện một số điểm bán loại sầu riêng mini, trọng lượng từ 0,5 - 1,5 kg mỗi quả, thu hút khá đông người tiêu dùng chọn mua bởi vừa túi tiền và phù hợp một lần ăn.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7%

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả năm nay đạt khoảng 7%.
Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

(GLO)- Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong năm 2023, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã hỗ trợ 53 con bò sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo.