Lễ cúng Khai Sơn ở các đình, miếu tại thị xã An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 19-2 (nhằm mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024), 36 ngôi đình, miếu ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức lễ cúng Khai Sơn.

Theo các cụ cao niên, cúng Khai Sơn chính là lễ cúng mở cửa rừng đầu năm. Thông qua lễ cúng nhằm cáo thần núi, thần rừng, thần sông, thần suối cho phép người dân vào rừng, ra đồng, xuống sông, suối đánh bắt, hái lượm sản vật; đồng thời cầu xin mưa thuận gió hòa, sông suối hiền hòa, thủy sản sinh sôi nảy nở, gia súc, gia cầm độc bệnh tiêu trừ, nông dân được mùa cây trái, no đủ, đời sống bình an, một năm gặp nhiều điều may mắn.

Dưới đây là một số hình ảnh lễ cúng Khai Sơn ở các đình, miếu tại thị xã An Khê mà PV ghi lại được:

Tại An Khê trường thuộc Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo, ông Trần Ngọc Hỷ (bìa trái)-Trưởng ban nghi lễ đình An Khê cùng các thành viên cáo thần núi, thần rừng, thần sông, thần suối cho phép người dân vào rừng, ra đồng, xuống sông, suối đánh bắt, hái lượm sản vật. Ảnh: Ngọc Minh

Tại An Khê trường thuộc Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo, ông Trần Ngọc Hỷ (bìa trái)-Trưởng ban nghi lễ đình An Khê cùng các thành viên cáo thần núi, thần rừng, thần sông, thần suối cho phép người dân vào rừng, ra đồng, xuống sông, suối đánh bắt, hái lượm sản vật. Ảnh: Ngọc Minh

Lễ cúng Khai Sơn diễn ra theo nghi thức cúng đình truyền thống với nhạc lễ, dâng vật phẩm, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa truyền thống vùng đất An Khê. Ảnh: Ngọc Minh
Lễ cúng Khai Sơn diễn ra theo nghi thức cúng đình truyền thống với nhạc lễ, dâng vật phẩm, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa truyền thống vùng đất An Khê. Ảnh: Ngọc Minh
Sáng sớm, người dân quanh vùng đến chuẩn bị lễ vật, dâng cúng thần linh, các bậc tiền nhân đã có công khai mở đất đai, phù hộ cho người dân được bình an, ấm no hạnh phúc. Ảnh: Ngọc Minh
Sáng sớm, người dân quanh vùng đến chuẩn bị lễ vật, dâng cúng thần linh, các bậc tiền nhân đã có công khai mở đất đai, phù hộ cho người dân được bình an, ấm no hạnh phúc. Ảnh: Ngọc Minh
Dịp này, Ban nghi lễ đình An Khê tổ chức cúng các bậc tiền nhân, dâng cúng vật phẩm do người dân trồng trọt, sản xuất lên các vị thần linh cầu mong những điều tốt đẹp đến với mọi người, mọi nhà. Ảnh: Ngọc Minh

Dịp này, Ban nghi lễ đình An Khê tổ chức cúng các bậc tiền nhân, dâng cúng vật phẩm do người dân trồng trọt, sản xuất lên các vị thần linh cầu mong những điều tốt đẹp đến với mọi người, mọi nhà. Ảnh: Ngọc Minh

Theo tục xưa, sau phần cúng lễ thần linh, người đứng đầu ban nghi lễ đánh một hồi mõ báo hiệu với dân làng cúng Khai Sơn đã xong, cửa rừng được mở, người dân có thể lên rừng, ra đồng sản xuất, thu hái sản vật. Ảnh: Ngọc Minh

Theo tục xưa, sau phần cúng lễ thần linh, người đứng đầu ban nghi lễ đánh một hồi mõ báo hiệu với dân làng cúng Khai Sơn đã xong, cửa rừng được mở, người dân có thể lên rừng, ra đồng sản xuất, thu hái sản vật. Ảnh: Ngọc Minh

Thành viên Ban nghi lễ miếu An Xuyên (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) dâng trà trước bàn thờ các vị thần linh. Ảnh: Ngọc Minh

Thành viên Ban nghi lễ miếu An Xuyên (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) dâng trà trước bàn thờ các vị thần linh. Ảnh: Ngọc Minh

Tại miếu An Xuyên (tổ 4, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) lễ cúng Khai Sơn được thực hiện trong miếu và dâng cúng các vị thần linh 1 mâm cỗ chay với xôi, chè, hoa, quả nhang, đèn, trà, rượu trước cổng. Ảnh: Ngọc Minh

Tại miếu An Xuyên (tổ 4, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) lễ cúng Khai Sơn được thực hiện trong miếu và dâng cúng các vị thần linh 1 mâm cỗ chay với xôi, chè, hoa, quả nhang, đèn, trà, rượu trước cổng. Ảnh: Ngọc Minh

Kết thúc nghi thức cúng Khai Sơn, ông Trần Thái Dũng-Chánh bài Ban nghi lễ miếu An Xuyên (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) chặt tượng trưng cành cây đặt trước ban cúng, thay lời cáo xin thần linh cho mở cửa rừng đầu năm gặp thuận lợi. Ảnh: Ngọc Minh

Kết thúc nghi thức cúng Khai Sơn, ông Trần Thái Dũng-Chánh bài Ban nghi lễ miếu An Xuyên (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) chặt tượng trưng cành cây đặt trước ban cúng, thay lời cáo xin thần linh cho mở cửa rừng đầu năm gặp thuận lợi. Ảnh: Ngọc Minh

Sáng mùng 10 tháng Giêng, tại miếu Tân Chánh thuộc cụm đình Tân Lai, miếu Tân Lai, Tân Chánh (phường An Bình, thị xã An Khê) các cụ trong Ban nghi lễ đình Tân Lai tiến hành cúng Khai Sơn theo nghi thức truyền thống dưới sự chứng kiến của đại diện lãnh đạo UBND phường An Bình, người dân trên địa bàn. Ảnh: Ngọc Minh

Sáng mùng 10 tháng Giêng, tại miếu Tân Chánh thuộc cụm đình Tân Lai, miếu Tân Lai, Tân Chánh (phường An Bình, thị xã An Khê) các cụ trong Ban nghi lễ đình Tân Lai tiến hành cúng Khai Sơn theo nghi thức truyền thống dưới sự chứng kiến của đại diện lãnh đạo UBND phường An Bình, người dân trên địa bàn. Ảnh: Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trần Kim Hoa

Gương mặt thơ: Trần Kim Hoa

(GLO)- Không phải cho tới năm 2020, khi được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ “Bên trời”, nhiều người mới biết tới Trần Kim Hoa, mà trước đó rất lâu, giọng thơ đầy nội lực của một nữ nhà báo xông xáo đã khiến cán cân thơ nữ trên thi đàn Việt có phần nghiêng lệch.
Ngọt thơm hương bắp

Ngọt thơm hương bắp

(GLO)- Lúc còn nhỏ ở vùng quê nghèo khó, hương vị tôi nhớ nhất là mùi bắp luộc. Mỗi lần đi chợ về, mẹ thường mua mấy trái bắp nếp luộc làm quà cho anh em chúng tôi.
Thương hoài xứ nẫu

Thương hoài xứ nẫu

(GLO)- Tháng 5, nắng như dội lửa. Những dãy núi xa mờ nhòe màu sương khói như ai phủ lên một làn voan mỏng không che nổi nắng trời. Tôi tìm về xứ nẫu Bình Định trong cái nóng mùa hè hứa hẹn không dưới 40 độ C.
Tôi học vẽ

Tôi học vẽ

(GLO)- Ở tuổi ngoài 40, tôi sắm sửa họa cụ để học vẽ. Người đồng cảm thì động viên khi thấy tôi up một vài bức tranh lên mạng xã hội. Và hẳn là sẽ có người chép miệng mà rằng già rồi còn bày đặt vẽ vời.
Chập chờn xứ quê

Chập chờn xứ quê

(GLO)- “Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội/Có một miền quê trong đi đứng nói cười” (thơ Nguyễn Duy). Ai trong đời chẳng có một quê hương, nhưng mất bao lâu ta mới nhận ra xa quê hương không phải là thoát ly “nguồn cội”.

Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

(GLO)- Làng quê với bao hình ảnh, âm thanh quen thuộc luôn khiến những người con tha hương bồi hồi, nhớ nhung khôn nguôi. Với tác giả Hoàng Đăng Du cũng vậy, bóng tre trưa hè, từng con ngõ, cánh đồng, dáng mẹ liêu xiêu vẫn luôn khiến ông thổn thức, nhớ thương.
Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bức chân dung Mona Lisa có thể sẽ có một phòng riêng tại bảo tàng Louvre. Chủ tịch bảo tàng, bà Laurence des Cars, nói với đài truyền hình France Inter rằng quyết định này sẽ mang lại cho du khách, nhiều người trong số họ đến thăm Louvre chỉ vì Mona Lisa, một trải nghiệm tốt hơn.
Độc giả có quay lưng với sách?

Độc giả có quay lưng với sách?

(GLO)- 21.600 là tổng số lượt bạn đọc đến với sách tại các sự kiện hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Với một tỉnh miền núi, đây là con số đáng khích lệ, cho thấy kết quả của những nỗ lực quảng bá sách và văn hóa đọc của nhiều đơn vị, cấp ngành.

Gương mặt thơ: Nguyễn Bình Phương

Gương mặt thơ: Nguyễn Bình Phương

(GLO)- Anh khởi đầu từ thơ, từ hồi chưa vào quân đội, rồi thành công về đường văn xuôi với những tiểu thuyết và truyện ngắn nổi tiếng, là một cây bút văn xuôi với rất nhiều thành tựu, những là “Một ví dụ xoàng”, “Mình và họ”, “Người đi vắng”, “Vào cõi”, “Ngồi”, “Những đứa trẻ chết già”...
Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.