Đoàn nghệ nhân Gia Lai gây ấn tượng tại sân khấu âm nhạc thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chương trình biểu diễn đầu tiên vào chiều 16-9 của đoàn nghệ nhân Gia Lai đã gây ấn tượng mạnh đối với khán giả tại Lễ hội Âm thanh Thế giới 2023 (Jeonju International Sori Festival) được tổ chức tại (TP. Jeonju, tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc).

Chương trình của đoàn gồm 7 tiết mục nối tiếp nhau trên sân khấu ngoài trời có mái che đã thu hút đông đảo khán giả từ khắp nơi đến thưởng thức.

Với trang phục truyền thống và phong cách trình bày dân dã nhưng không kém phần sôi động và sâu lắng, 14 nghệ nhân Gia Lai đã hoàn toàn chinh phục người xem, dù không có bất kỳ lời giải thích nào kèm theo. Mặc dù trời mưa nhẹ nhưng khán giả vẫn đến chật kín sân biểu diễn, khiến các tình nguyện viên phải kê thêm nhiều hàng ghế phụ.

Đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng đoàn công tác tỉnh Gia Lai tại Hàn Quốc chụp ảnh lưu niệm chúc mừng đoàn nghệ nhân Gia Lai có buổi biểu diễn thành công. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ

Đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng đoàn công tác tỉnh Gia Lai tại Hàn Quốc chụp ảnh lưu niệm chúc mừng đoàn nghệ nhân Gia Lai có buổi biểu diễn thành công. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ

Phần đông khán giả đã hết sức ngạc nhiên khi lần đầu tiên được chứng kiến dàn cồng chiêng độc đáo và sự phong phú của các nhạc cụ tre nứa đến từ vùng đất Bắc Tây Nguyên, Việt Nam. Nhiều khán giả đã cảm động và hết sức ngạc nhiên khi biết rằng các nghệ nhân của đoàn Gia Lai không phải là “dân chuyên nghiệp” mà chỉ là những người nông dân đam mê âm nhạc, quen việc ruộng rẫy, chưa từng bước lên sân khấu lớn như lần này.

Có mặt tại Hàn Quốc, đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, trưởng đoàn công tác cùng các thành viên trong đoàn đã tham dự sự kiện và dành cho các nghệ nhân những lời khen ngợi, động viên gần gũi.

Phần trình diễn dân dã, đặc sắc, đậm màu sắc truyền thống của đoàn nghệ nhân Gia Lai đã chinh phục được khán giả tham gia lễ hội. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ

Phần trình diễn dân dã, đặc sắc, đậm màu sắc truyền thống của đoàn nghệ nhân Gia Lai đã chinh phục được khán giả tham gia lễ hội. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ

Lễ hội Âm thanh Thế giới là sự kiện được tổ chức thường niên ở Jeonju, bắt đầu từ năm 2001. Bên cạnh các nghệ sĩ, nghệ nhân Hàn Quốc, lễ hội năm nay thu hút 14 đoàn đến từ 11 quốc gia trên thế giới. Tại đây, các nghệ nhân của Việt Nam, Chile và Uzbekistan biểu diễn các tác phẩm âm nhạc dân gian với chủ đề “Cùng bảo tồn và phục hồi” (Co-existence and Resilience). Sự kiện năm nay diễn ra trong 10 ngày (từ 15-9 đến 24-9) với gần 90 chương trình nghệ thuật và hơn 100 buổi biểu diễn, hội thảo. Ngoài sân khấu chính ở Trung tâm Nghệ thuật Sori, lễ hội còn được tổ chức tại 14 địa điểm khác nhau của tỉnh Jeonbuk.

Đông đảo khán giả đến thưởng thức phần trình diễn của đoàn nghệ nhân Gia Lai. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ

Đông đảo khán giả đến thưởng thức phần trình diễn của đoàn nghệ nhân Gia Lai. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ

Được sự cho phép của UBND tỉnh Gia Lai và kinh phí tài trợ từ Trường Đại học Jeonju Kijeon, đoàn nghệ nhân Gia Lai có 3 buổi trình diễn chính thức, bao gồm cả hoạt động hội thảo, trải nghiệm, giao lưu cùng khán giả.

Đoàn nghệ nhân Gia Lai biểu diễn tại Hàn Quốc. Thực hiện: N.Q.T

Có thể bạn quan tâm

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.