Ấn Độ áp thuế 20% đối với gạo đồ, siết chặt xuất khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ấn Độ vừa quyết định áp thuế suất lên tới 20% đối với các lô gạo đồ xuất khẩu của nước này nhằm kiểm soát tình trạng giá tăng và đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa. Với động thái này, các chuyên gia cảnh báo giá gạo toàn cầu có thể tiếp tục tăng cao hơn nữa.

Lúc nửa đêm ngày 25, rạng sáng ngày 26-8-2023 (theo giờ New Delhi), Bộ trưởng Bộ Tài chính Ấn Độ đã ký sắc lệnh áp thuế xuất khẩu lên tới 20% đối với mặt hàng gạo đồ (basmati) và có hiệu lực ngay lập tức.

Công nhân làm việc trong xưởng xay xát gạo ở ngoại ô thành phố Hyderabad, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Công nhân làm việc trong xưởng xay xát gạo ở ngoại ô thành phố Hyderabad, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Gạo đồ là loại gạo mà phần thóc được ngâm trong nước nóng rồi mới được gia công chế biến.

Hiện, Bộ Tài chính Ấn Độ cho biết việc áp thuế 20% đối với các lô gạo đồ xuất khẩu sẽ kéo dài đến ngày 16-10-2023. Các lô gạo đồ đã có đầy đủ giấy phép xuất khẩu, đang nằm tại cảng chuẩn bị xuất khẩu; hoặc chưa được hải quan cấp phép xuất khẩu (LEO) nhưng đã có chứng từ hợp lệ (LC) trước ngày 25-8-2023 sẽ không phải chịu mức thuế trên.

Thị trường gạo thế giới đang trải qua cú sốc cung khi Ấn Độ, quốc gia chiếm 40% thị phần xuất khẩu gạo toàn cầu, đột ngột cấm xuất khẩu toàn bộ các loại gạo tẻ (non-basmati) kể từ ngày 20-7-2023 nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa. Gạo tẻ chiếm tới 80% tổng lượng gạo xuất khẩu hàng năm của Ấn Độ. Nay, Ấn Độ tiếp tục áp thuế 20% đối với gạo đồ, siết chặt xuất khẩu.

Ấn Độ hiện chiếm khoảng 40% tổng lượng gạo xuất khẩu trên toàn cầu và chiếm thị phần lớn trong phân khúc gạo giá rẻ. (Đồ hoạ: Reuters)

Ấn Độ hiện chiếm khoảng 40% tổng lượng gạo xuất khẩu trên toàn cầu và chiếm thị phần lớn trong phân khúc gạo giá rẻ. (Đồ hoạ: Reuters)

Ấn Độ hiện là quốc gia xuất khẩu gạo đồ lớn nhất thế giới và đạt 7,4 triệu tấn trong năm 2022. Việc áp đặt thuế suất 20% đối với gạo đồ xuất khẩu có thể sẽ đẩy giá loại gạo này lên cao hơn nữa trên thị trường thế giới.

Một đại lý có trụ sở tại Mumbai cho biết lệnh cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo ngoại trừ gạo basmati trước đó đã thúc đẩy một số khách hàng tăng mua gạo đồ và nâng giá loại gạo này lên mức cao kỷ lục.

Có thể bạn quan tâm

Phương thức đa canh mang lại nhiều lợi ích

Phương thức đa canh mang lại nhiều lợi ích

(GLO)- Thay vì độc canh, nhiều hộ nông dân trong tỉnh Gia Lai đã chọn xen canh nhiều loại cây để nâng cao giá trị kinh tế và cải thiện môi trường sinh thái. Ngoài ra, phương thức đa canh giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định, giảm rủi ro khi giá cả một số loại nông sản biến động.

Sầu riêng mini hút khách

Sầu riêng mini hút khách

Thị trường bán lẻ sầu riêng TP HCM gần đây xuất hiện một số điểm bán loại sầu riêng mini, trọng lượng từ 0,5 - 1,5 kg mỗi quả, thu hút khá đông người tiêu dùng chọn mua bởi vừa túi tiền và phù hợp một lần ăn.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7%

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả năm nay đạt khoảng 7%.
Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

(GLO)- Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong năm 2023, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã hỗ trợ 53 con bò sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo.