Xôn xao vụ bé gái 13 tuổi tử vong sau khi ăn cá lau kiếng ở Kiên Giang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tối qua 12.7, mạng xã hội đăng tải sự việc bé gái sinh năm 2010 ở Kiên Giang sau khi ăn thịt và trứng cá lau kiếng đã tử vong khiến nhiều người hoang mang.
Cá lau kiếng là loài có thể ăn được và có khá nhiều người từng ăn loại cá này. Ảnh Hoàng Lộc

Cá lau kiếng là loài có thể ăn được và có khá nhiều người từng ăn loại cá này. Ảnh Hoàng Lộc

Ngày 13.7, Bác sĩ Vũ Hoài Phương - Khoa Cấp cứu, bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang xác nhận, có 1 trường hợp được đưa đến Khoa Cấp cứu nhưng đã tử vong vào chiều 12.7.

Cụ thể, bác sĩ Phương (trực cấp cứu ca bệnh) cho biết, bệnh nhân T.T (là bé gái sinh năm 2010) ngụ xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành.

Bệnh nhân nhập viện lúc 14h36 ngày 12.7 trong tình trạng ngừng thở, các bác sĩ đã tiến hành kiểm tra, cấp cứu cho bệnh nhân như bóp bóng giúp thở, xoa bóp tim ngoài lồng ngực, mắc monitor theo dõi...

Bệnh nhân đã tím tái toàn thân, mạch bẹn cảnh không bắt được, tim không nghe, phổi lồng ngực mất di động. Chẩn đoán của bác sĩ là đột tử chưa rõ nguyên nhân.

Theo lời khai lúc vào viện của bà T.L (mẹ bệnh nhân), khoảng 13h em T có ăn cá lau kiếng và canh cua đồng, đến 14h phát hiện T hôn mê nên đã đưa vào viện cấp cứu.

Bà T.L (mẹ của bé T) cho biết, T nói với gia đình đi mò cua, mò cá ăn ở ao nước gần nhà. Sau đó về, T có ăn thịt, trứng của cá lau kiếng mà T mang về. Khoảng 1 tiếng sau bà L phát hiện con gái có biểu hiện bất thường, ngã từ võng xuống trong tình trạng nửa người trước dưới đất, nửa người sau còn trên võng. Bà L đã đưa con đến bệnh viện nhưng không qua khỏi.

Theo ông Thạch Thuận, chú ruột của bé T cho biết, ông và nhiều người dân là hàng xóm xung quanh gia đình cũng từng ăn thịt và trứng cá lau kiếng nhưng không có biểu hiện gì hay bị ngộ độc. Gia đình bà L rất khó khăn, có 7 người con. Hàng ngày bé T cũng hay đi mò cua, cá về ăn, phụ giúp gia đình là đứa con rất có hiếu, nghe lời cha mẹ.

Ông Thuận nghẹn ngào chia sẻ: “Mẹ của T đi cắt rau bán kiếm tiền lo cho con cái nhưng thu nhập rất ít, bấp bênh. Cha của T làm ngư phủ đi biển lâu lâu mới về. Gia đình đã báo tin cho cha của T biết và cha T đang trên đường về nhưng chưa tới nhà do ghe cũng mới đi. Sự việc T đột ngột mất ai cũng buồn, thương cho gia đình nên hàng xóm, mạnh thường quân cũng có gom góp giúp đỡ để lo mai táng cho T”.

Cá lau kiếng (hay còn gọi là cá lau kính) là một loài cá nhiệt đới da trơn. Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy là bởi loài cá này có tập tính hút rong rêu, chất nhớt ở thành bể làm thức ăn, giúp môi trường nước sạch sẽ, bớt chất bẩn hơn. Kích thước của loại cá này không lớn, chiều dài thường từ 25 – 30 cm, một số loài đặc biệt có thể đạt chiều dài lên tới 50 – 70cm. Mặc dù cá lau kiếng có thể ăn được nhưng các chuyên gia cũng khuyến cáo nếu người ăn có hệ tiêu hóa nhạy cảm, hoạt động không tốt, tốt hơn hết hãy tránh sử dụng các thực phẩm lạ như loài cá lau kiếng này.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

(GLO)- Chương trình khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường do Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tổ chức sáng 13-5 tại Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku) được thầy và trò nhà trường đánh giá cao. 330 học sinh khối 10 được khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí.
3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, làm biến động đường huyết mà còn gây ra những tác động kỳ lạ với sức khỏe.