Cần quyết sách đúng cho mục tiêu tăng trưởng bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng trên cả 3 lĩnh vực: lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề lớn của đất nước.

Dự kiến, Quốc hội sẽ thông qua 8 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 9 dự án luật. Trong đó, Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục được Quốc hội cho ý kiến lần 2. Đến nay, sau khi lấy ý kiến người dân, dự án luật này còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến chính sách đền bù khi thu hồi đất. Cử tri kỳ vọng Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ giải quyết được vấn đề mấu chốt mà lâu nay thường gây mâu thuẫn, tranh chấp nhiều nhất, đó là xác định giá đất khi thu hồi sao cho đúng giá thị trường. Tuy nhiên, thế nào là sát giá thị trường cũng cần phải có chế tài và quy định rõ ràng trong luật. Giá thấp thì thiệt thòi cho người bị thu hồi đất. Nhưng đất nếu bị đầu cơ thổi giá vì động cơ cá nhân, vụ lợi, làm méo mó thị trường như vụ đấu giá đất Thủ Thiêm cũng là việc không nên.

Kỳ họp thứ 5 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang đứng trước nhiều thách thức khi tốc độ tăng trưởng quý I chỉ đạt 3,32%; các trung tâm sản xuất công nghiệp và hoạt động xuất khẩu chính của nước ta bị sụt giảm hoặc tăng trưởng không đáng kể; nền kinh tế chịu áp lực trước yêu cầu ngày càng lớn về chuyển đổi từ sử dụng nhiều tài nguyên và sức lao động sang đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu… Nhiều “điểm nghẽn” của nền kinh tế chưa được giải quyết nên cử tri và người dân cả nước kỳ vọng Quốc hội phát huy tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, cùng bàn thảo, tích cực hiến kế, tìm ra giải pháp tối ưu tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% cho cả năm.

Quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức chống chịu của nền kinh tế bằng cách đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, sáng tạo, chuyển đổi số… vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu khai thác tốt các nguồn lực đầu tư công trung hạn, một số chính sách về tài khóa tiền tệ do Quốc hội ban hành nhằm hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch… thì nền kinh tế hy vọng sẽ vượt qua những thách thức trong giai đoạn hiện nay, từng bước phát triển bền vững. Để làm được điều này, ngoài sự quan tâm sâu sát, đồng hành của Quốc hội đòi hỏi sự quyết liệt chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương; sự ủng hộ, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Diễn ra ngay sau khi Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa kết thúc với tinh thần tiếp tục đẩy mạnh, làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, cử tri kỳ vọng Quốc hội sẽ vận dụng sáng tạo tinh thần của hội nghị vào hoạt động của mình, tạo cơ chế để cán bộ nêu cao tinh thần đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung; chống tư tưởng bàn lùi, chây lười, đùn đẩy trách nhiệm; càng khó khăn, càng phải quyết tâm khắc phục.

Đất nước đang đứng trước nhiều thách thức. Cử tri mong mỏi các đại biểu Quốc hội cùng các cơ quan trung ương phát huy trách nhiệm, trí tuệ cùng bàn thảo, tích cực hiến kế nhằm tìm ra giải pháp tối ưu tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế-xã hội được Quốc hội đề ra cho năm 2023, tạo nền tảng vững chắc cho việc hoàn thành các mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 2021-2025.

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.