Đinh Văn Quý: Tiên phong phát triển du lịch cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Với khát khao làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Đinh Văn Quý (SN 1991, làng Đak Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang) đã nỗ lực tìm tòi, học hỏi để phát triển du lịch cộng đồng, góp phần tăng thu nhập cho gia đình và người dân địa phương.

Trò chuyện cùng chúng tôi, anh Quý chia sẻ: Năm 2012, sau khi tốt nghiệp THPT, anh bước vào giảng đường đại học. Tuy nhiên, do hoàn cảnh khó khăn, anh phải từ bỏ giấc mơ học tập để về quê phụ giúp gia đình làm nông. Để có thu nhập trang trải cuộc sống, anh đi làm thuê rất vất vả. Nhờ sự giới thiệu của chính quyền địa phương, anh được nhận vào làm nhân viên tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

“Trong một lần tham gia tuần tra, bảo vệ rừng, thấy mình là người địa phương, lại am hiểu địa hình Khu Bảo tồn, đại diện Công ty TNHH Thương mại dịch vụ du lịch Bi Tour (TP. Hồ Chí Minh) đã ngỏ ý mời mình làm việc. Nhiệm vụ của mình là phục vụ ăn uống, dẫn đường du khách đến tham quan, trải nghiệm thác 50”-anh Quý kể.

Anh Đinh Văn Quý (bìa trái) dẫn du khách trải nghiệm thắng cảnh của địa phương. Ảnh: R'Ô HOK

Anh Đinh Văn Quý (bìa trái) dẫn du khách trải nghiệm thắng cảnh của địa phương. Ảnh: R'Ô HOK

Theo thời gian, anh Quý càng hiểu và nắm rõ nhu cầu của du khách. Tận dụng diện tích đất của gia đình, anh đã xây dựng một trạm dừng chân để khách nghỉ ngơi sau những chuyến đi. Trong nhà, anh cũng bài trí thêm cồng chiêng, đàn trưng, gùi, bầu nước... và trồng thêm các loại hoa, cây xanh. Cùng với đó, anh đem đến cho du khách thêm nhiều trải nghiệm thú vị khác như thưởng thức ẩm thực địa phương kết hợp với chơi nhạc cụ dân tộc, xoang, đốt lửa trại. Đồng thời, anh chủ động kết nối với đơn vị lữ hành đưa khách đến nghỉ ngơi tại đây trước khi về lại thành phố. Vì vậy, đoàn khách đến ngày càng đông, gia đình anh có thêm thu nhập ổn định.

Thấy công việc thuận lợi, anh vận động thanh niên trong xã cùng tham gia dẫn tour. Đến nay, anh đã hỗ trợ cho hơn 20 thanh niên địa phương có việc làm với mức thu nhập ổn định. Anh Kpuih Duấ (SN 1993, cùng làng Đak Asêl) bộc bạch: “Sau khi lập gia đình, vợ chồng mình chủ yếu đi làm thuê để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, công việc không ổn định nên gia đình lúc nào cũng túng thiếu. Từ khi được anh Quý giới thiệu công việc dẫn tour, kinh tế gia đình mình từng bước được cải thiện. Mỗi tháng, mình thu nhập thêm 3-4 triệu đồng”.

Du khách nghỉ ngơi, chụp hình tại Home stay thu nhỏ của anh Đinh Văn Quý. Ảnh: RÔ HOK

Du khách nghỉ ngơi, chụp hình tại Home stay thu nhỏ của anh Đinh Văn Quý. Ảnh: RÔ HOK

Già làng Đinh Hmunh cho hay: Làng Đak Asêl có 111 hộ với 468 khẩu. Từ khi được Quý hướng dẫn làm du lịch, dân làng không những có việc làm, nâng cao thu nhập mà còn góp phần quảng bá cảnh quan thiên nhiên, bản sắc dân tộc Bahnar tới du khách gần xa. Quý còn vận động các đơn vị lữ hành, nhà hảo tâm lắp đặt 8 bóng đèn năng lượng mặt trời trên đường làng với kinh phí hơn 16 triệu đồng; xây dựng 1 thư viện cho trẻ em. Đồng thời, Quý cũng thường xuyên vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ nhu yếu phẩm cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đến nay, làng Đak Asêl chỉ còn 6 hộ nghèo.

Theo anh Quý, cùng với công việc làm dịch vụ du lịch, anh còn sở hữu 2.000 cây cà phê, hơn 500 cây mắc ca và 3 sào lúa nước. Đồng thời, anh buôn bán thêm mật ong rừng, các loại dược liệu từ rừng. Mỗi năm, gia đình anh thu nhập hơn 100 triệu đồng. “Thực ra, mình cũng như bà con trong làng chưa qua trường lớp học du lịch nào cả, kinh nghiệm có được là tự đúc kết từ những chuyến đi thực tế. Mình rất mong các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp hỗ trợ mở lớp đào tạo về du lịch để bà con có thêm kiến thức, hoàn thiện kỹ năng làm dịch vụ du lịch”-anh Quý chia sẻ.


Ông Nguyễn Văn Cường-Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Lang: Anh Đinh Văn Quý là Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đak Asêl; là cán bộ có trình độ chuyên môn, luôn năng nổ, nhiệt huyết với công việc. Anh cũng là người đi đầu trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Xã luôn tạo điều kiện, hỗ trợ hết mức cho anh Quý phát triển mô hình kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.