Ngành gỗ gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Đơn hàng giảm mạnh, thậm chí là không có đơn hàng phát sinh từ đầu năm đến nay, đã khiến các doanh nghiệp ngành gỗ trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn. Hầu hết doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, cũng có doanh nghiệp không thể cầm cự phải ngừng hoạt động nhà máy.

Toàn tỉnh hiện có 288 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ, gia công mộc dân dụng, băm dăm, viên nén... Ngoài một số doanh nghiệp có quy mô lớn thì đa phần là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể với quy mô sản xuất chế biến nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu. Hoạt động sản xuất chủ yếu vẫn là cưa xẻ gỗ nguyên liệu, băm dăm để cung cấp cho các công ty lớn ở ngoài tỉnh sản xuất thành phẩm và xuất khẩu. Từ năm ngoái đến nay, các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ đã bắt đầu bị sụt giảm đơn hàng, cả trong và ngoài nước, dẫn đến nhiều doanh nghiệp bị tồn kho lớn, nguồn vốn lưu động khó khăn khiến doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí có doanh nghiệp phải đóng cửa.

Những năm trước, Công ty TNHH một thành viên nội thất Sesan luôn duy trì thường xuyên 60-100 công nhân làm việc, còn bây giờ không có đơn hàng nên buộc Công ty phải cắt giảm hết. Ảnh: Vũ Thảo
Những năm trước, Công ty TNHH một thành viên nội thất Sesan luôn duy trì thường xuyên 60-100 công nhân làm việc, còn bây giờ không có đơn hàng nên buộc Công ty phải cắt giảm hết.
Ảnh: Vũ Thảo

Công ty TNHH một thành viên nội thất Sesan là một doanh nghiệp chuyên chế biến đồ gỗ xuất khẩu với các sản phẩm chính là đồ gỗ nội thất và hàng gỗ mỹ nghệ như giường, tủ, ghế, khay, tô… sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, những năm trước tình hình xuất khẩu gỗ tương đối thuận lợi nên mỗi năm Công ty đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu từ 1,2-1,5 triệu USD. Thế nhưng, trong năm 2022 và những tháng đầu năm nay, Công ty đang gặp rất nhiều khó khăn do thị trường các nước bị thu hẹp, do đó số lượng đơn hàng xuất khẩu gần như không có. Ông Trần Thanh Phong-Giám đốc Công ty cho hay, vì không có đơn hàng từ năm 2022 đến nay nên từ chỗ Công ty có đến 60-100 công nhân thì bây giờ phải cho nghỉ gần hết, chỉ còn vỏn vẹn 2 người! Ban đầu, Công ty cố gắng xoay xở để giữ chân người lao động, nhưng càng lúc càng bế tắc, buộc phải cắt hết. Việc không có đơn hàng phát sinh kéo dài đã buộc Công ty phải đóng cửa ngừng hoạt động. Ngoài làm hàng xuất khẩu, Công ty cũng có làm một số công trình tư nhân trong nước, nhưng việc thanh toán vốn từ các chủ đầu tư rất chậm. “Chưa bao giờ ngành gỗ lại điêu đứng như 2 năm vừa qua. Chúng tôi đã nỗ lực tìm kiếm khách hàng nhưng đến giờ này vẫn chưa có kết quả gì khả quan. Với tình hình này, khó phát sinh đơn hàng, khó khăn lại tiếp tục kéo dài”-ông Phong nói.

Với nhận định của nhiều doanh nghiệp ngành gỗ, tình hình sản xuất đang rơi vào thời kỳ hết sức ảm đạm, có nhiều bất lợi và đà sụt giảm được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài cho đến hết năm. Ông Nguyễn Văn Khánh-Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Gia Khang-cho biết: “Ngành gỗ gặp khó khăn từ thời điểm dịch bệnh cho đến bây giờ, đặc biệt là từ cuối năm ngoái đến mấy tháng đầu năm nay. Doanh thu sụt giảm rất mạnh so với trước, ở thời điểm ổn định bình quân 1 năm Công ty đạt doanh thu 50-100 tỷ đồng, thì bây giờ giảm đến 70%. Hoạt động của nhà máy hiện nay chỉ mang tính duy trì, công nhân từ 200 người giờ chỉ còn 40 người”. Theo ông Khánh, hiện nay Công ty chủ yếu làm hàng tiêu thụ nội địa như chuyên nội thất gia đình, nội thất công trình, chứ không làm hàng xuất khẩu, vì nếu làm lĩnh vực xuất khẩu thời điểm này sẽ gặp khó khăn hơn nhiều. Đặc biệt, khó khăn càng tăng lên đối với một địa phương như tỉnh ta, vì địa bàn xa cảng biển đã đẩy chi phí sản xuất tăng cao, trong khi bây giờ ngành gỗ lại đang có sự cạnh tranh rất lớn về giá. Bên cạnh đó, nhân lực lao động, trình độ tay nghề của công nhân trong ngành gỗ không cao, đây là những yếu tố làm giảm đi sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Tình hình khó khăn nên để có được đơn hàng, nhiều doanh nghiệp đấu thầu qua mạng sẵn sàng bỏ giá cao để trúng nhằm duy trì hoạt động.

Ngành chế biến gỗ trên địa bàn đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ. Ảnh: Hà Duy
Ngành chế biến gỗ trên địa bàn đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ.
Ảnh: Hà Duy

Trên thực tế, các sản phẩm từ nguyên liệu là gỗ rừng trồng như keo, cao su, thông được thị trường rất ưa chuộng. Dù sản lượng hàng bán trực tiếp ra thị trường không nhiều, nhưng chủ yếu một số công ty thực hiện gia công cho các nhà xuất khẩu ở TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Cùng với việc giảm mạnh sản lượng tiêu thụ nội, giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ tinh chế trên địa bàn đã bắt đầu suy giảm trong khoảng 3 năm nay. Nếu năm 2019 đạt 7 triệu USD, năm 2020 đạt 7,5 triệu USD, thì đến năm 2021 chỉ đạt 4,3 triệu USD, năm 2022 chỉ đạt 3,5 triệu USD, và 4 tháng đầu năm 2023 mới đạt 192 ngàn USD. Trong 4 tháng đầu năm nay, sản lượng gỗ MDF ước đạt 6.355 m3 (đạt 9,21% kế hoạch, giảm 64,16% so với cùng kỳ), nguyên nhân giảm mạnh là do thị trường tiêu thụ phía Nam sụt giảm nên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất sản phẩm này.

Ông Nguyễn Tuấn-Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cho biết, do tình hình căng thẳng chính trị, kinh tế suy giảm, lạm phát ở nhiều quốc gia đã khiến thị trường gỗ toàn cầu sụt giảm sâu, điều này đã tác động rất lớn đến ngành gỗ trong nước vì khó khăn do thị trường bị đứt gãy. Qua tìm hiểu cho thấy nhiều doanh nghiệp gỗ ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn gần như đang hoạt động cầm chừng, thậm chí nhiều nơi đã đóng cửa vì không có đơn hàng. Lượng hàng tồn kho ở nhiều nơi cũng khá lớn. Việc tiêu thụ chủ yếu là bán qua các công ty có chức năng xuất khẩu, khi các nhà xuất khẩu gặp bất lợi thì hoạt động của doanh nghiệp sản xuất cũng đứng luôn. Tình hình tiêu thụ nội địa cũng rất ảm đảm khi người dân thắt chặt chi tiêu, khiến nhu cầu trong nước sụt giảm mạnh trong thời gian qua.

Có thể bạn quan tâm

Giải mã cơn sốt của vàng nhẫn

Giải mã cơn sốt của vàng nhẫn

(GLO)- Những ngày gần đây, thị trường ghi nhận giá vàng nhẫn liên tục lập đỉnh, một số địa phương diễn ra tình trạng khan vàng nhẫn cục bộ. Tại Gia Lai, thị trường vàng nhẫn cũng trong xu thế tăng thanh khoản trở lại trước lực mua SJC yếu.

Thúc đẩy tăng trưởng thương mại

Thúc đẩy tăng trưởng thương mại

(GLO)- Dịch vụ logistics là hoạt động gắn liền với quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa. Việc thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics sẽ là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng thương mại, góp phần tăng cường liên kết vùng và hội nhập quốc tế.
Trong khó ló khôn

Trong khó ló khôn

Theo TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, một trong những dấu hiệu rõ nét cho thấy nền kinh tế đang còn rất khó khăn là sức mua của thị trường, cả trong nước và nước ngoài vẫn còn yếu, ngay cả trong tháng giáp Tết Nguyên đán 2024