Mỗi huyện, thị xã, thành phố thành lập ít nhất 1 điểm tiêm vắc xin phòng bệnh dại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sở Y tế Gia Lai vừa có Công văn số 1233/SYT-NVY yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Gia Lai), các trung tâm y tế tuyến huyện triển khai thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp phòng-chống bệnh dại.

Theo đó, thực hiện Công văn số 841/UBND-NL của UBND tỉnh về triển khai thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp phòng-chống bệnh dại động vật trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế đề nghị CDC Gia Lai tiếp tục triển khai thực hiện theo tinh thần Công văn số 802/SYT-NVY ngày 17-3-2023 của Sở Y tế về tăng cường công tác phòng-chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh; tham mưu Sở Y tế xây dựng kế hoạch phòng-chống bệnh dại. Đồng thời, phối hợp với các phòng, ban của Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu xây dựng quy chế phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Y tế trong việc thực hiện Kế hoạch số 568/KH-UBND ngày 25-3-2022.

Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo là giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa lây truyền bệnh dại sang người. Ảnh: Trần Đức

Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo là giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa lây truyền bệnh dại sang người. Ảnh: Trần Đức

Bên cạnh đó, CDC Gia Lai tiếp tục tham mưu Sở Y tế kiện toàn, củng cố, mở rộng số lượng điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại để phục vụ công tác dự phòng, đảm bảo khả năng dễ tiếp cận, giá thành thấp, đặc biệt ở khu vực có nguy cơ cao; mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 1 điểm tiêm có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư và nguồn nhân lực cho điều trị dự phòng; đảm bảo đủ trang thiết bị, vắc xin và huyết thanh kháng dại đã được cấp phép sử dụng.

Tăng cường các trang thiết bị và sinh phẩm cho các phòng thí nghiệm sẵn có; tăng số lượng lấy mẫu xét nghiệm chủ động trên người. Tổ chức tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế, phối hợp với các ngành, các cấp tăng cường tuyên truyền, vận động các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn đi tiêm vắc xin phòng dại đầy đủ.

Phối hợp chặt chẽ với Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao kiến thức của người dân về sự nguy hiểm, hậu quả của bệnh dại cũng như biện pháp phòng-chống bệnh dại để người dân đi tiêm phòng vắc xin, huyết thanh phòng bệnh dại kịp thời khi bị động vật nghi dại cắn. Không sử dụng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) hoặc các loại thuốc khác không theo quy định của ngành Y tế thay thế vắc xin để điều trị dự phòng bệnh dại khi bị chó, mèo cắn; phát động hưởng ứng và tổ chức mít tinh ngày “Thế giới phòng-chống bệnh dại” vào ngày 28-9 hàng năm…

Tuyên truyền phòng-chống bệnh dại ở TP. Pleiku. Ảnh: Trần Đức

Tuyên truyền phòng-chống bệnh dại ở TP. Pleiku. Ảnh: Trần Đức

Cùng với đó, CDC Gia Lai làm đầu mối tiếp nhận thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại cắn; phối hợp tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân ổ dịch và thực hiện các giải pháp phòng-chống dịch bệnh theo quy định.

Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với CDC Gia Lai xây dựng kế hoạch phòng-chống bệnh dại trên địa bàn phụ trách. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang-thiết bị, vật tư y tế, để đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác cấp cứu, điều trị các trường hợp mắc bệnh dại ở người. Triển khai điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại để phục vụ công tác dự phòng, bố trí có cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư và nguồn nhân lực cho điểm tiêm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận của người dân tại địa phương. Tổ chức truyền thông nguy cơ và cách phòng-chống bệnh dại ở cộng đồng và trường học.

Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố báo cáo với CDC Gia Lai ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại cắn; phối hợp tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phòng-chống dịch bệnh theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

(GLO)- Từ ngày 23 đến 25-4, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính cho 34 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác dinh dưỡng tuyến huyện thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2024.
Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.