Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Tối 14-4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II-năm 2023.

Tham dự có ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; bà Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành cùng hơn 700 nghệ nhân đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa, cờ lưu niệm cho 17 đoàn nghệ nhân tham gia ngày hội. Ảnh: Lam Nguyên

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa, cờ lưu niệm cho 17 đoàn nghệ nhân tham gia ngày hội. Ảnh: Lam Nguyên

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung khẳng định: Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II-năm 2023 đã và đang trở thành hoạt động kết nối tinh thần đại đoàn kết của các dân tộc trong tỉnh; là dịp để thế hệ trẻ có cơ hội học hỏi, kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng mình.

Hoạt động trên cũng nhằm hưởng ứng ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19-4) và chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 4, hướng đến góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được xem là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, du lịch, dịch vụ của tỉnh nhà.

Đại diện Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai tặng quà cho các nghệ nhân. Ảnh: Lam Nguyên

Đại diện Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai tặng quà cho các nghệ nhân. Ảnh: Lam Nguyên

Tại buổi lễ, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã trao tặng 800 phần quà với tổng trị giá 160 triệu đồng cho các nghệ nhân tham gia sự kiện.

Sau lễ khai mạc, ngày hội tiếp diễn với nhiều nội dung phong phú, kéo dài đến hết chiều 15-4. Lễ bế mạc, trao giải sẽ diễn ra vào 17 giờ cùng ngày tại Quảng trường Đại Đoàn Kết.

Có thể bạn quan tâm

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Quanh co ghềnh thác

Quanh co ghềnh thác

(GLO)- Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” của người Việt chúng ta thật có sức gợi. Không chỉ gợi hình ảnh, nó còn gợi cảm giác và gợi cả những thanh âm. Mỗi khi đứng trước một con thác, nhìn dòng nước lao từ trên cao xuống, rồi uốn mình đổ xuôi đi, tôi luôn nghĩ đến câu thành ngữ ấy.
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú ở xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), nhưng ông sinh ngày 1/5/1904 tại Thành An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vùng đất sinh ra đồng chí Trần Phú cũng là một nơi sơn thủy hữu tình, “địa linh nhân kiệt” và ghi dấu sự hình thành vùng đất Phú Yên.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...