Hiệu quả từ mô hình trồng cây dừa xiêm dứa trên đất Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-

Trong khi nhiều người dân có đất nông nghiệp ở xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) chọn cây mỳ, mía để phát triển sản xuất thì ông Phan Trọng Hanh (thôn Tú Thủy 1) lại đưa giống dừa xiêm dứa từ Bến Tre về trồng. Sau 3,5 năm trồng, chăm sóc, vườn dừa xiêm dứa đầu tiên trên đất Gia Lai đã cho gia đình thu nhập ổn định. 

Năm 2018, ông Hanh mua 120 cây dừa xiêm dứa từ tỉnh Bến Tre về trồng trên diện tích hơn 3 sào đất, giá mỗi cây 130 ngàn đồng. Dừa xiêm dứa trồng khoảng 3,5 năm thì cho trái.

Ông Phan Trọng Hanh (bên trái) tiên phong đưa giống dừa xiêm dứa Bến Tre về trồng trên vùng đất Tú An. Ảnh: Hà Phương

Ông Phan Trọng Hanh (bên trái) tiên phong đưa giống dừa xiêm dứa Bến Tre về trồng trên vùng đất Tú An. Ảnh: Hà Phương

Ông Hanh cho hay: Sau nhiều năm trồng mía, mì thu nhập bấp bênh, nhận thấy cây dừa xiêm dứa có tiềm năng phát triển, thích hợp với vùng đất nơi đây nên gia đình đã quyết định mua về trồng. Sau hơn 3 năm trồng và chăm sóc, dừa bắt đầu cho thu hoạch, bình quân mỗi cây có từ 60 đến 70 trái, nếu bán sỉ cho các thương lái thì giá 10 ngàn đồng/trái, còn bán lẻ 12 ngàn đồng và thị trường dễ tiêu thụ.

Vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng dừa tươi phục vụ giải khát tăng nên thương lái đến tận vườn để thu mua. Bình quân mỗi tháng, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Hanh có thu nhập gần 10 triệu đồng. Hơn nữa dừa lại cho thu hoạch quanh năm, trồng dừa chi phí mua giống, phân bón không nhiều, công chăm sóc ít, cho thu nhập cao hơn so với trồng mía, mỳ.

Nước dừa xiêm dứa Bến Tre có mùi thơm đặc trưng của cây dứa, vị ngọt đậm đà, sọ dừa to hơn dừa xiêm bình thường, nhiều nước nên được rất nhiều người ưa chuộng. Dừa xiêm dứa rất dễ trồng, khoảng cách trồng giữa các cây khoảng 5 m để tạo không gian thông thoáng cho tán dừa phát triển, tránh sâu bệnh. "Trồng dừa chăm sóc rất đơn giản, vì cây dừa không tạo cành, nhánh; khi cây dừa còn nhỏ thì khâu làm vệ sinh là rất quan trọng, giúp cây phát triển nhanh, khoảng 1 tháng thì bỏ muối trên đọt 1 lần nhằm tránh sâu bọ ăn đọt dừa. Trồng dừa chủ yếu bón phân chuồng và thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm cho cây. So với những giống dừa xiêm khác thì cây dừa xiêm dứa thu hoạch chậm hơn khoảng 5 tháng"-ông Hanh chia sẻ.

Vườn dừa xiêm dứa đem lại thu nhập ổn định cho gia đình ông Phan Trọng Hanh. Ảnh: Hà Phương

Vườn dừa xiêm dứa đem lại thu nhập ổn định cho gia đình ông Phan Trọng Hanh. Ảnh: Hà Phương

Ông Nguyễn Phúc Thiên-Chủ tịch Hội Nông dân xã Tú An-cho biết: So với cây mỳ, mía thì trồng dừa xiêm dứa đem lại hiệu quả cao hơn. Thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, thời gian tới, Hội Nông dân xã tích cực vận động hội viên chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó có dừa xiêm dứa; qua đó, giúp bà con nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

"Qua tìm hiểu, đây là mô hình trồng dừa xiêm dứa đầu tiên trên đất Gia Lai. Hiện đã có nhiều hộ dân trong vùng đến tìm hiểu mô hình và đề nghị ông Hanh ươm giống dừa xiêm dứa mua về trồng"- ông Thiên nói.

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.