Liên kết sản xuất, tiêu thụ khoai tây bền vững tại huyện Chư Prông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Vừa qua, tại xã Bàu Cạn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) diễn ra Ngày hội thu hoạch mô hình Liên kết sản xuất, tiêu thụ khoai tây bền vững”.

Chương trình do Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo, Công ty TNHH Syngenta, Công ty TNHH Yara Việt Nam, Tổ chức Usaid và Văn phòng đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam-Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông tổ chức.

Quang cảnh ngày hội. Ảnh: Hà Phương

Quang cảnh ngày hội. Ảnh: Hà Phương

Trước đó, ngày 25-11-2022, Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo Việt Nam thuê diện tích 8 ha trồng khoai tây tại xã Bàu Cạn. Năng suất trung bình 31,2 tấn/ha, lãi ròng 97 triệu đồng/ha.

Trong giai đoạn 2022-2025, các bên trong chuỗi liên kết sẽ tiếp tục triển khai và mở rộng dự án phát triển nông trại khoai tây kiểu mẫu tại một số tỉnh Tây Nguyên như: Lâm Đồng, Đak Lak và Gia Lai. Dự án đặt mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất đạt trên 2.000 ha với hơn 1.000 nông dân tham gia, hướng đến giúp người nông dân tăng năng suất và chất lượng khoai tây, đem về lợi nhuận thực tế sau canh tác và thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

Thông qua dự án, nông dân trồng khoai tây sẽ được hỗ trợ tư vấn về kỹ thuật như giống mới, biện pháp canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật bón phân an toàn và tiết kiệm, công nghệ tưới tiết kiệm nước, áp dụng cơ giới hóa, máy thu hoạch trong sản xuất khoai tây bền vững… Đồng thời, các doanh nghiệp liên kết sẽ cung cấp vật tư đầu vào và đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Nông dân thu hoạch khoai tây. Ảnh: Hà Phương
Nông dân thu hoạch khoai tây. Ảnh: Hà Phương

Ông Nguyễn Kim Hành-Giám đốc Nông học, Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo Việt Nam-cho biết: Nếu như trước đây, chúng tôi phải nhập khẩu nhiều khoai tây nguyên liệu từ Đức và Mỹ để phục vụ chế biến và tiêu thụ Snack trong nước, thì nay nhờ mô hình sản xuất, tiêu thụ khoai tây bền vững, tỷ lệ sử dụng khoai tây nội địa của PepsiCo đã tăng lên đáng kể trong năm 2022 và hướng tới nội địa hóa đạt 100% trong năm 2025.

Không chỉ vậy, chúng tôi cũng đã xuất khẩu thành công lô khoai tây đầu tiên sang thị trường Thái Lan trong năm 2022 và được đối tác đánh giá cao về chất lượng sản phẩm. Sự khởi đầu này là cơ sở để chúng tôi đặt mục tiêu xa hơn trong việc xây dựng Việt Nam trở thành nước xuất khẩu khoai tây chính cho các nước Đông Nam Á thông qua việc mở rộng diện tích với sự tham gia nhiều hơn của người dân và các đối tác tại Việt Nam.

Mô hình bước đầu đã hình thành sự liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khoai tây, làm cơ sở mở rộng sản xuất khoai tây sang các vùng sản xuất mới tại Việt Nam cho các vụ tiếp theo. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và hệ số sử dụng đất trên một đơn vị diện tích, luân canh cây trồng, cải tạo đất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Theo TTO, ngày 21-3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.