Đắk Lắk: Voi rừng giành thức ăn với voi nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một đàn voi rừng đã vào khu vực chăm sóc voi nhà tại tiểu khu 462 (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), giành thức ăn với voi nhà và phá hoại một số tài sản.

Một đàn voi rừng đã vào khu vực chăm sóc voi nhà tại tiểu khu 462 (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), giành thức ăn với voi nhà và phá hoại một số tài sản.

Ngày 2-2, ông Trần Xuân Phước, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk (Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk), cho biết, một đàn voi rừng đã vào khu vực chăm sóc voi nhà của đơn vị tại tiểu khu 462 (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), giành thức ăn với voi nhà và phá hoại một số tài sản.

Theo ông Phước, đàn voi rừng này hiện ở khu vực rừng thuộc địa bàn xã Krông Na và đang di chuyển về hướng xã Ea H’leo (huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk). Trên hành lang di chuyển của voi có đi qua một số nương rẫy của bà con trên khu vực, do đó phía trung tâm phối hợp với chính quyền địa phương 2 xã lên các phương án phòng tránh, hạn chế xung đột giữa người và voi.

“Hiện Đắk Lắk đang vào mùa khô, voi rừng thường xuống các khu vực nương rẫy của người dân để tìm kiếm thức ăn. Do đó, để phòng tránh việc voi phá hoại nương rẫy, chúng tôi đã khuyến cáo người dân không ở lại rẫy vào ban đêm, tổ chức các tổ bảo vệ có biện pháp xua đuổi voi phù hợp để hạn chế thiệt hại về tài sản cũng như xung đột giữa người và voi”, ông Trần Xuân Phước khuyến cáo.

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.